lợi, nhưng hoàn toàn thối tha. Trên mặt trận Crưm, đồng chí không phải là
một quan sát viên xa lạ, mà là một đại diện của Đại bản doanh có trọng
trách, chịu trách nhiệm về mọi thắng lợi và thất bại của mặt trận, và có bổn
phận phải sửa chữa tại chỗ những thiếu sót của bộ tư lệnh.
Đồng chí cùng với bộ tư lệnh phải chịu trách nhiệm về việc sơ suất để yếu
sườn trái của phương diện quân. Nếu như “toàn bộ tình hình đã chứng tỏ
rằng địch sẽ tiến công từ sáng” mà đồng chí lại không áp dụng mọi biện
pháp để tổ chức đánh trả, mà chỉ làm có mỗi việc là phê phán một cách thụ
động, thì lại càng không hay cho đồng chí. Có nghĩa là đồng chí chưa hiểu
rằng, đồng chí được cử đến phương diện quân Crưm không phải với tư cách
là ủy viên thanh tra của Nhà nước mà là một đại diện có trọng trách của Đại
bản doanh.
Đồng chí đòi hỏi chúng tôi thay thế Cô-dơ-lôp bằng một người nào đó
vào loại Hin-đen-bua (Hin-đen-bua: Thống chế Đức, Tổng tư lệnh quân đội
Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Là một trong những
người tổ chức can thiệp chống Xô-viết, đàn áp cuộc cách mạng tháng Mười
một 1918 ở Đức. Năm 1925, được bầu làm tổng thống nước Đức. Năm
1933, Hin-đen-bua giao cho Hít-le lập chính phủ, chính thức giao quyền cho
bọn phát-xít. – ND.). Nhưng đồng chí không thể không biết rằng, chúng ta
không có những Hin-đen-bua như thế trong lực lượng dự trữ.
Công việc của đồng chí ở Crưm không phức tạp, đồng chí có thể tự cáng
đáng được. Nếu như đồng chí sử dụng máy bay cường kích không phải để
làm những việc thứ yếu, mà để chống lại xe tăng và sinh lực địch, thì địch
không chọc thủng nổi mặt trận và xe tăng của chúng cũng không tiến qua
được, không cần phải là Hin-đen-bua mới hiểu vấn đề đơn giản này, sau khi
đã ngồi hai tháng ở mặt trận Crưm”.
Theo chỗ tôi biết thì bức điện này của Tồng tư lệnh tối cao là văn kiện
đầu tiên xác định chức trách và mức độ trách nhiệm của đại diện Đại bản
doanh. Cũng xin nói thêm rằng Mê-khơ-li-xơ đã lập tức bị nghiêm khắc
trừng phạt vì thất bại của phương diện quân Crưm: bị cách chức thứ trưởng