toàn bất ngờ trước đợt tấn công từ khu vực đó của địch vào sáng ngày 17
tháng Năm. Do trước đó đã bị suy yếu qua các trận đánh có tính chất địa
phương nên tập đoàn quân này không thể đẩy lùi được cuộc tấn công ồ ạt
của địch.
Trong một ngày một đêm chiến đấu, quân địch đã tiến thêm được 20 ki-
lô-mét, trong khi đó sức tiến công của chúng không giảm sút, mà lại còn
tăng thêm – địch ngày càng huy động thêm nhiều cụm quân xe tăng và bộ
binh cơ giới. Mối đe dọa sau lưng tập đoàn quân 57 của ta xuất hiện rất
nhanh chóng, tập đoàn quân này được bố trí ở phía Tây tập đoàn quân 9 và
toàn bộ cánh quân xung kích của phương diện quân Tây – Nam đang tấn
công vào Khác-côp từ phía Nam.
Lúc bấy giờ, các sự kiện đó được đánh giá trái ngược nhau. Hội đồng
quân sự khu vực mặt trận Tây – Nam không lấy gì làm lo lắng lắm, mặc dù
cũng đã trình bày với Đại bản doanh rằng cần phải lấy quân dự bị của Bộ
tổng tư lệnh tối cao tăng cường cho phương diện quân Nam. I. V. Xta-lin
đồng ý với ý kiến đó và điều một số đơn vị đi tăng cường, nhưng mãi đến
ngày đêm thứ ba và thứ tư các đơn vị đó mới vào được vùng chiến sự. Do
tình huống thay đổi nên tổng tư lệnh khu vực mặt trận bắt đầu – quả là thong
dong – chuẩn bị cho các lực lượng của mình phản công, trong khi đó vẫn
không đình chỉ cuộc tấn công vào Khác-cốp vì theo đồng chí ấy thì cuộc tấn
công đó vẫn tiến triển bình thường.
Ngược lại, hoạt động của địch đã gây lo lắng trong Bộ tổng tham mưu.
Nỗi lo lắng đó hoàn toàn có căn cứ. Các trợ lý tác chiến đều hiểu rằng kết
hợp phòng ngự chiến lược với các hoạt động tiến công lớn thật khó biết
chừng nào, huống hồ lúc đó ta lại chưa có đủ điều kiện cho một hình thức
chiến đấu phức tạp như vậy. Chúng ta còn thiếu trang bị và phương tiện kỹ
thuật quân sự, việc tổ chức và chủ yếu là huấn luyện quân dự bị còn chưa
theo kịp sự phát triển của tình hình và những nhu cầu của chiến tranh. Tình
hình hiện tại cũng rất nguy hiểm cho khu vực mặt trận Nam là nơi mà, như
đã từng nói tới, Đại bản doanh hoàn toàn không có quân dự bị.