công vào Khác-côp. Thắng lợi bước đầu của tập đoàn quân này cũng bị tê
liệt ngay bởi những hoạt động phản kích của địch. Tập đoàn quân này có
nguy cơ bị bao vây và có thể nói rằng đã rút lui một cách vô tổ chức vì
không chỉ huy được các đơn vị.
Tất cả những điều đó đã buộc phương diện quân Tây – Nam và phương
diện quân Nam phải nhanh chóng rút về tuyến sông Bắc Đô-ne-txơ và Ô-
xcôn.
Song thất bại cũng vẫn không dừng lại ở đó. Tai họa này tiếp đến tai họa
khác. Cơ quan tham mưu phương diện quân Tây – Nam không nghiên cứu
trước kế hoạch hành động trong trường hợp buộc phải rút lui. Không thiết
lập các phòng tuyến đệm. Không có kế hoạch yểm hộ việc rút lui, một kế
hoạch được đảm bảo đủ lực lượng và phương tiện. Tất cả những việc đó đều
phải ứng biến một cách vội vã.
Chẳng bao lâu người ta nhận thấy những.ròi loạn nghiêm trọng trong hoạt
động của cơ quan hậu cần: các đơn vị thiếu đạn dược và nhiên liệu, mặc dù
chúng nằm trong các kho của phương diện quân và tập đoàn quân. Quả là
không kịp cung cấp chúng cho bộ đội. Về sau, những kho dự trữ đó không
được kịp thời chuyển về phía Đông nên bị rơi vào tay giặc.
Ở khu vực phương diện quân Nam, tình hình không đến nỗi gay go như
vậy. Tuy bị thiệt hại những lực lượng đáng kể, phương diện quân vẫn duy trì
được sự chỉ huy đối với các đơn vị vẫn duy trì được tính tổ chức và khả
năng phòng thủ kiên cường. Nhanh chóng nhận thấy điều đó, địch bèn bố trí
lại quân và bắt đầu triển khai mũi tấn công chủ yếu của chúng ở khu vực
phương diện quân Tây – Nam, tấn công ồ ạt không ngơi một ngày nào.
Tình hình ở cả các khu vực khác của mặt trận Xô – Đức cũng trở nên
phức tạp.
Tháng Tư, địch bắt đầu siết gọng kìm bao vây cụm quân của P. A. Bê-lốp
và M. G. Ê-phrê-môp tại khu vực Vi-a-dơ-ma. Rõ ràng chúng có ý đồ thanh
toán các đơn vị bộ đội đang cùng với du kích đe dọa các con đường giao
thông liên lạc giữa tập đoàn quân 9, tập đoàn quân xe tăng 3 và tập đoàn
quân 4 của Đức.