7. Tôi hoạt động xã hội cùng ứng viên ở một môi trường khác. Ứng viên yêu thích nhạc cổ điển
hay là người mê phim. Hãy cùng họ tới nhà hát, cùng vợ/chồng họ. Người này cư xử thế nào
ngoài xã hội? Điều này đặc biệt quan trọng với ứng viên cho vị trí bán hàng, vì đó là khi họ cần
phải khéo léo và thuyết phục nhất.
8. Ứng viên gặp hai hay ba người đồng cấp với tôi ở những công ty khác, không cạnh tranh,
trong cùng thành phố. Cuộc viếng thăm chỉ cần rất nhanh gọn. Làm thế nào để những người
cộng sự dành thời gian cho việc này? Giải pháp là tôi đáp lại, phỏng vấn những ứng viên cuối
cùng của họ!
9. Đến gặp bậc thầy trong lĩnh vực này. Thành phố nào cũng có một bậc thầy về nghiệp vụ,
bậc thầy về kiểm tra, đại lý mua hàng, thực hành kế toán. Ứng viên thành công phải vượt qua
được buổi gặp với bậc thầy này. Tôi cố gắng thiết lập mối quan hệ cá nhân với những bậc thầy
(Bằng cách này, các đầu mối của họ thường là cách tuyệt vời để tìm ra những ứng viên phù hợp
nhất).
10. Đến tư vấn. Phân tích của chuyên gia tâm lý trong ngành thường sáng suốt và không ràng
buộc. Những phân tích đó cực kỳ hữu dụng khi đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của một ứng
viên được tuyển dụng.
Trên đây là mười bước của một quy trình tuyển dụng thành công. Nhân tiện, tôi chưa bao giờ
gọi cho người đề cử. Vào giữa buổi phỏng vấn, tôi thường hỏi tên của một giáo viên hoặc
người ảnh hưởng lớn nhất về mặt tinh thần, biết rõ nhất điểm mạnh điểm yếu của họ. Đáng
ngạc nhiên là thường những cái tên này sẽ khác với những cái tên trên hồ sơ.
Chúc bạn có những cuộc tuyển dụng thành công. Và nhớ là đừng cất biển tuyển dụng đi trừ phi
bạn thấy vui khi treo biển tuyển dụng trong văn phòng và chỉ thỉnh thoảng ngó đến.