giơ tay biểu quyết xem bao nhiêu người ủng hộ việc giữ lại Twins và Vikings để còn trình lên
quốc hội. Luôn có hơn 90% khán giả giơ tay. Tôi đáp rằng: “Tuyệt vời. Tôi có thêm một đề nghị
nữa: Hãy gửi email cho tôi.” Thế mà tôi chưa bao giờ nhận được email của quá 10% trong số
họ.
Quyết tâm? Đặt mục tiêu? Tập trung? Ai cũng nghĩ rằng mình có điều đó. Nhưng thật ra thì
không. Tôi viết cuốn sách này để giúp bạn gia nhập câu lạc bộ 10%. Không có ngoại lệ, cần phải
làm việc để được gia nhập.
Peter Ueberroth là con trai của một người bán khung nhôm lưu động. Anh đã gây dựng nên
một trong những công ty du lịch thành công nhất ở Mỹ và đạt danh hiệu “Người đàn ông của
năm” của tạp chí Times vào tháng 1 năm 1985.
Tôi gặp Peter Ueberroth vào giữa thập kỷ 1960 khi anh được chọn làm thành viên Tổ chức Nhà
lãnh đạo Doanh nghiệp trẻ (YPO). YPO là một tổ chức có thành viên là các chủ tịch tuổi dưới 50
của các công ty có trên 75 nhân viên và doanh thu trên 5 triệu đô-la trong cả nước. Anh ta ba
mươi tuổi. Còn tôi tham gia tổ chức từ một năm trước đó.
Ueberroth có tính kỷ luật cao tới mức anh không chịu nổi nếu người khác không như vậy. Nhìn
thấy một nhân viên nói trong khi che tay lên miệng, người ta biết ngay là anh sẽ tiến đến gạt
tay nhân viên đó xuống. Không chỉ yêu cầu mặc vét, thắt cà-vạt khi đi làm, anh còn yêu cầu
những thứ đó phải mới, không bị sờn. Điểm khác với những nhà độc tài bàn giấy khác, là
Ueberroth sẽ ký séc cho bộ quần áo mới kèm theo lời khiển trách.
Quyết tâm? Mục tiêu đề ra? Tập trung? Đúng vậy. Với những yếu tố đó, Ueberroth đã tiến một
bước xa hơn Player. Ueberroth vừa là lãnh đạo, vừa là một doanh nhân. Anh tạo phong cách
không chỉ cho mình, mà cho cả những người xung quanh.
Với nỗ lực của anh, thế vận hội lần thứ hai mươi ba khác biệt so với hai mươi hai thế vận hội
trước đó không chỉ ở khoản lợi nhuận kếch xù 215 triệu đô-la. Trong lễ bế mạc đã xảy ra một
sự kiện ngoài sức tưởng tượng, là người ta tung hô Ueberroth. Tôi đã từng xem rất nhiều sự
kiện thể thao, nhưng đó là lần đầu tiên tôi thấy tám mươi tư ngàn người nhảy lên để chúc
mừng người đã bán vé cho họ.
Không lâu trước khi Curt Carlson qua đời, tạp chí Forbes định giá tài sản của ông là 1,6 triệu
đô-la, là người giàu nhất bang. Ông khởi đầu từ tay trắng, bán tem cho các quầy tạp phẩm
trong thời Đại suy thoái, thế mà xây dựng được một tập đoàn đa quốc gia về dịch vụ lữ hành và
tiếp thị với doanh thu hơn 4 tỷ đô-la/năm vào thời điểm 1988. Cũng như Gary Player và Peter