Ueberroth, làm việc với Curt không phải lúc nào cũng như một ngày nghỉ trên bãi biển. Ông là
người nổi tiếng soi xét nhân viên. Curt chẳng bao giờ lùi bước trước điều gì. Nếu bạn đưa ba
người này – Gary Player, Peter Ueberroth, Curt Carlson – vào cùng một phòng, đưa cho mỗi
người một cái rìu và tắt điện đi, thì tôi chắc rằng Curt sẽ là người đi ra khỏi phòng với cả ba cái
rìu.
Curt còn có một chiều kích nữa – đó là tầm nhìn. Ông đã nói là làm, không do dự, không chùn
bước. Curt không muốn có cổ đông, đối tác, đồng sở hữu. Được ăn cả, ngã về không. Dù thi
thoảng ông cũng bán một phần nhỏ hoạt động kinh doanh của mình nhưng không lần nào thấy
Các Công ty Carlson lên sàn giao dịch cả. Thường thì như thế có nghĩa ông phải tự huy động
vốn nội bộ, và đúng như vậy. Curt chọn cách tự làm tự ăn.
Tại sao vậy? Bởi vì ông cảm thấy quyết sách của mình hơn hẳn và không muốn các cổ đông, đối
tác, đồng sở hữu nào cản mình. Dưới thời Tổng thống Carter, khi nước Mỹ điêu đứng vì suy
thoái, Curt làm tôi sốc khi nói rằng ông không bận tâm là nền kinh tế sẽ ra sao vào năm đó hay
năm tiếp theo, miễn là chuyện làm ăn của ông được quan tâm. Đình trệ hay suy thoái thì ông
cũng không thể bớt quan tâm hơn. Theo như quy luật, kẻ mạnh sẽ mạnh hơn, kẻ yếu sẽ yếu
hơn, và điều phải đến đã đến, doanh số của ông khi đó là 1 tỷ tăng lên 4 tỷ vào năm 1987.
Curt nói: “Chẳng ai hô ’họ’ trong cuộc đua ngựa cả”. Cả đời ông là một cuộc đua, mà phần lớn là
với chính mình, vì các đối thủ cạnh tranh đều bị bỏ xa. Ông phá kỷ lục mình lập ra chỉ trong 12
tháng và doanh thu năm 1987 là 4 tỷ đô-la. Mục tiêu lại tăng lên 5 tỷ. Khi ông qua đời, công ty
sắp tiến tới ngưỡng 6 tỷ. Marilyn Carlson Nelson, cô con gái đầy năng lực của Curt và cũng là
CEO của tập đoàn đã tiếp tục đưa truyền thống Curt Carlson xuất sắc tiến lên. Nếu cộng doanh
số toàn cầu, doanh thu chủ sở hữu và các hoạt động bản quyền thì con số phải là 20,9 tỷ đô-la.
Và đây chỉ là một công ty tư nhân.
Tôi nghĩ chuyện mà tôi bị thu hút nhất từ ông diễn ra thời Minnesota gặp phải thiên tai tồi tệ
nhất trong vòng 50 năm. Sân bay quốc tế Minneapolis – St.Paul, nơi thường được dùng để đối
phó với những hiện tượng thời tiết xấu nhất trong số những hiện tượng thời tiết xấu, lần đầu
tiên đã phải đóng cửa. Tôi đã lên lịch họp ở New York từ mấy tuần trước, Curt cũng phải tới đó
nên hỏi tôi có muốn đi cùng chuyến bay riêng của ông không. Khả năng thoát khỏi thành phố
của chúng tôi lúc đó là cực kỳ mong manh. Cuối cùng, dù cơn bão vẫn đang hoành hành dữ dội,
nhưng không biết tại sao, sân bay đã dành một khoảng không,đủ cho phép một chiếc máy bay
nhỏ cất cánh. Thú thực là lúc đó tôi không hề hứng thú với việc thách thức thời tiết của
Minnesota nhưng Curt thì có vẻ bất chấp. Lúc chúng tôi di chuyển trên đường băng để cất