BÀI 35
Khi người có tiền gặp
người có kinh nghiệm
thì cả tiền và kinh nghiệm
đều phát huy giá trị
Khi tôi mua lại, hoặc có thể coi là ngốc nghếch khi đâm đầu vào công ty phong bì, toàn bộ tài
sản của công ty này chỉ là mười hai nhân viên, doanh số hàng năm là 200.000 đô-la, và một bao
tải đầy đai ốc và bu lông được chuyển thành thiết bị làm phong bì. Tôi đã tưởng rằng mình rất
ra dáng một doanh nhân khi đòi xem sổ sách. “Quên chúng đi, anh bạn”, người tiền nhiệm nói.
“Chỉ có tiếp nhận hoặc từ bỏ thôi.”
Khi tôi nói mình sẽ tiếp nhận nơi này, vị luật sư mà tôi thuê cố vấn giải quyết giao dịch lại bỏ
việc. Suốt năm năm đầu, tôi chệnh choạng giữa hai trạng thái phá sản và phát điên.
Trong năm năm đó, những thứ tôi học được từ ngành kinh doanh phong bì lại không giá trị
bằng những gì tôi học được từ luật sư và kế toán. Luật sư và kế toán là nghề dành cho những
người xuất sắc. Họ thực sự là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình, nhưng bạn có thể
đang đi xin tư vấn kinh doanh ở những người chỉ chuyên chữa chân.
Tôi cũng học được cách giải quyết với một tổ chức lớn của Mỹ, tổ chức người lao động (công
đoàn).
Vào cuối năm đầu tiên, nhân viên của tôi có lẽ nghĩ rằng cuối cùng tôi sẽ chẳng đi đến đâu nên
họ bắt đầu xướng lên bài ca về việc thành lập công đoàn. Trước khi họ bỏ phiếu, tôi gọi luật sư
mới và xin tư vấn.
“Anh không thể sa thải họ với lý do đòi thành lập công đoàn, cũng không nên đe dọa. Đó là cách
thiếu công bằng. Nhưng anh có thể nói chuyện với từng người về những quyền lợi đáng kể họ
có thể đạt được khi cả hai cùng hướng đến mục tiêu chung, không để những lời gièm pha bên
ngoài gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, kiểu như vậy.”
Tôi làm theo đúng như thế.
Tôi gọi từng người một vào phòng. Trong cuộc gặp, tôi đưa họ lên đỉnh núi rồi mô tả vùng đất