hơn là kiến thức. Người Hy Lạp mô tả khái niệm này bằng từ DIKH, cũng
có nghĩa gần tương đương với khái niệm KARMA trong tiếng Phạn và khái
niệm RIGHTEOUSNESS trong tiếng Anh, tính ngay thẳng - chính trực
trong tiếng Việt. Khi DIKH bị lệch lạc do những tình cảm cá nhân, những
người đi bầu cử không còn giữ được đức hạnh của mình, kể từ đó Athens
bắt đầu suy tàn rồi sụp đổ. Trên một vài mảnh gốm cổ có khắc những
nguyên lý sống của nền văn minh phương Tây như câu nói của triết gia
Protagoras (480-411 TCN) của Athens: 'Con người là thước đo của vạn
vật'. Người Hy Lạp căm ghét sự ngạo mạn. Các vở bi kịch của Hy Lạp
thường nói đến hình phạt của sự ngạo mạn. Một minh hoạ rõ ràng là tư
cách đạo đức của Tổng chỉ huy Agamemnon trong quyển I của trường ca
Iliad. Tính cách của Aristides minh hoạ lý tưởng cơ bản của Hy Lạp được
thể hiện bằng từ SWFROSUNH (sophrosyne), một nguyên lý sống cân
bằng, điều độ, suy xét cẩn trọng và điềm tĩnh. Trái nghĩa với sophrosyne là
chủ nghĩa tự cao tự đại và bệnh sùng bái cá nhân. Những câu châm ngôn:
'Hãy tự biết lấy mình' và 'Ðừng thái quá' khắc trên đền thờ thần Apollo ở
Delphi thể hiện lý tưởng này. Ðây cũng là tư tưởng của Ðạo Lão ở Trung
Hoa.
1. Syracuse là một vùng định cư của người Corinth trên bờ biển phía đông
của Sicily. Nửa phía đông của hòn đảo bị người Hy Lạp chiếm, còn nửa
phía tây bị những cư dân từ Carthage chiếm. Syracuse là thành phố lớn nhất
và thịnh vượng nhất của Sicily. Nhà toán học Archimete sinh ra trên hòn
đảo này khoảng thế kỷ thứ 3 TCN.
2. Trước khi Dionysius [Cha] trở thành bạo chúa của Syracuse năm 405
TCN, người dân Syracuse đã có một nền dân chủ sau cuộc chinh phục của
người Athens năm 415 TCN (xem cuộc đời Nicias). Nhưng cuộc xâm lược
của Carthage năm 409 TCN đã mang lại cơ hội cho thống chế Dionysius
giành quyền lực. Ông tự tuyên bố là người dân chủ nhưng kết án những
viên thống chế khác của Syracus tội phản bội. Bằng cách kích động người
nghèo chống lại người giàu, Dionysius [Cha] trở thành viên Thống chế có
quyền lực nhất. Một nạn dịch bệnh nguy hiểm xảy ra buộc người Carthage
phải rời đi, song Dionysius vẫn giữ quyền hành. Dionysius chia đất cho