BỞI SÀI GÒN NHIỀU NẮNG - Trang 248

11. Susa: ngày nay là Shush thuộc lãnh thổ Iran, nằm gần biên giới Iran-
Irắc.
12. Pythian: ngày hội thể thao tổ chức 4 năm một lần gần Delphi trong thời
Hy Lạp cổ đại để tưởng nhớ thần Apollo.
1. Augustus (63 TCN- 14 sau CN): con nuôi của nhà độc tài La Mã Julius
Caesar, tên thật là Gaius Octavius lên làm tổng tài La Mã, đánh bại Antony
và Cleopatra tại trận Actium trở thành Hoàng đế đầu tiên của La Mã (27
TCN- 14 sau CN). Ông tiến hành nhiều cải cách xã hội, khuyến khích giáo
dục, mở rộng biên giới của La Mã tới tận sông Danube và thiết lập chính
quyền thống nhất sau gần một thế kỷ nội chiến. Thời Augustus được coi là
thời kỳ huy hoàng của đế chế La Mã.
2. Antisthenes (444?- sau 371 TCN): triết gia Hy Lạp, nhà tư tưởng đầu
tiên thiết lập Chủ nghĩa Hoài nghi (Cynicism). Ông sinh ra ở Athens và là
học trò của Socrates. Antisthenes dạy tại một ngôi trường có tên là
Cynosarges bên ngoài Athens. Học trò của ông sau này được gọi là những
người theo chủ nghĩa Hoài nghi (Cynics). Antisthenes coi hạnh phúc chỉ
đạt được nhờ đức hạnh. Ông chê bai các môn nghệ thuật, văn học và những
trò ăn chơi xa hoa, đồng thời ca ngợi sự lao động chăm chỉ. Học trò nổi
tiếng nhất của ông là triết gia Hoài nghi Hy Lạp Diogenes.
3. Macedonia: vùng lãnh thổ hiện nay gồm miền bắc Hy Lạp, Albany,
Mecedonia thuộc Nam Tư cũ và một phần Bulgary.
4. Zeno (Zeno của xứ Elea): nhà triết học và toán học nổi tiếng của Hy Lạp
cổ đại, sống ở đảo Síp khoảng 500 năm trước CN. Aristotle coi ông là
người phát minh ra phép biện chứng.
5. Một ví dụ nổi tiếng về tài nguỵ biện của Zeno là nghịch lý Achilles và
con rùa. Achilles (người nổi tiếng về tốc độ cũng như sức mạnh) chạy
nhanh hơn con rùa 100 lần. Zeno nói rằng nếu con rùa chạy trước 100 yard,
Achilles sẽ không bao giờ đuổi kịp nó. Lý luận của Zeno là khi Achilles
chạy xong khoảng cách đến nơi con rùa đã khởi hành, con rùa đã chạy được
một yard nữa. Khi Achilles chạy hết yard đó, con rùa đã chạy được vài inch
nữa, và cứ thế tiếp tục không ngừng. Sau này hàng thế kỷ toán học mới
chứng minh được cái sai của Zeno bằng lý thuyết giới hạn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.