©STE.NT
Quay ngược thời gian lại một năm trước, năm 1966. Vì một người tên là
Bình Hâm Đào, vận mệnh của Trương Ái Linh đã lần nữa được sắp xếp lại
từ đầu. Người này, cả đời bà chưa gặp bao giờ, nhưng lại giúp những tác
phẩm bị chìm nghỉm trong nhiều năm của bà tìm được sân khấu. Bình Hâm
Đào, một cái tên mà mọi người đều quen thuộc, là người phụ trách của tạp
chí Hoàng Quán của Đài Loan, là chồng của nữ văn sĩ Quỳnh Dao, đồng
thời còn là cháu của ông chủ thư cục trung ương thời bấy giờ – Bình Khâm
Á.
Dưới sức ảnh hưởng của văn chương Hạ Chí Thanh, tên tuổi của Trương
Ái Linh đã dấy lên một cơn sốt trong giới độc giả Đài Loan. Khi Bình Hâm
Đào nghe được tên của Trương Ái Linh từ chỗ Tống Kỳ, ông cảm thấy vừa
thân thiết lại vừa sung sướng, có thể xuất bản tác phẩm của cô quả là vô
cùng vinh dự. Còn Trương Ái Linh nghe được tin mình có thể hợp tác với
Hoàng Quán thì cực kỳ ngạc nhiên và vui mừng. Khi ấy, tất cả thời gian của
bà đều dành cho việc chăm sóc Reyer, đến việc ký kết hợp đồng đều do Hạ
Chí Thanh làm hộ.
Từ khi bắt đầu ký hợp đồng ngay từ tác phẩm đầu tiên được Hoàng
Quán xuất bản là Oán nữ, Trương Ái Linh đã tạo nên một làn sóng nhẹ ở
hòn đảo này, cho đến làn sóng lớn mặc sức tung trào trên đại dương suốt
mấy chục năm. Có thể nói, chính Bình Hâm Đào đã một lần nữa sáng tạo
nên huyền thoại Trương Ái Linh. Huyền thoại tuổi xế chiều của bà, bắt đầu
từ năm 1966, cho đến khi đi đến điểm tận cùng của sinh mệnh. Quá trình
này kéo dài suốt mấy chục năm. Quá trình này cũng rất ngắn, chẳng qua chỉ
là mấy độ hoa nở rồi hoa tàn.
Sau khi Oán nữ được xuất bản không lâu, Hoàng Quán nhân cơ hội tốt,
tiếp tục xuất bản Ương ca, Tuyển tập truyện ngắn Trương Ái Linh, Lời đồn,
Bán sinh duyên… Cứ như thế, Trương Ái Linh đã tìm được bầu trời thuộc
về bà ở Đài Loan, cho dù bà đang ở Mỹ, nhưng lại có thể dùng văn chương