cuộc đời cô đều lựa chọn thái độ trốn tránh, co mình đối với thế giới bên
ngoài, mà ngọn nguồn của nó chính là nỗi sợ bị tổn thương.
Trương Ái Linh biết rằng, bản thân cô xưa nay luôn là một đám mây cô
độc, dù bay về phương nào thì đều phải dựa vào sự lựa chọn và nắm bắt của
chính mình. Mẹ đi rồi, trong căn nhà của người cô vẫn còn lưu giữ hơi thở
của mẹ. Chiếc bàn bảy miếng ghép[1], màu sắc nhẹ nhàng, còn có rất nhiều
người đáng mến mà cô không biết đến rồi đi. Cô cho rằng, tất cả những thứ
tốt nhất mà cô biết, cho dù là vật chất hay tinh thần, đều được lưu giữ nơi
đây. Tình cảm nồng thắm giữa Trương Ái Linh và người cô cũng bắt đầu từ
nơi này, hơn nữa còn được duy trì một cách sâu sắc suốt cả cuộc đời. Về
mức độ nào đó, Trương Ái Linh đã tìm được một phần của tình mẹ mà cô
đã bị mất ở người cô của mình. Cho nên, cô trân trọng.
[1] Bàn bảy miếng ghép, hay các dụng cụ bằng bảy miếng ghép màu là
một loại đồ chơi phát triển trí lực được lưu truyền và sử dụng rộng rãi trong
dân tộc Hán.
Còn hết thay mọi thứ ở bên nhà người cha – ông Trương Đình Trọng –
cô đều coi thường. Trong Chuyện riêng, cô viết, “Thuốc phiện, vị lão tiên
sinh dạy em trai tôi Hán cao Tổ luận, tiểu thuyết chương hồi, tất cả cứ sống
một cách lười nhác và âm thầm như thế. Giống như người Ba Tư tôn sùng
Hỏa giáo[2], tôi miễn cưỡng chia thế giới thành hai nửa, ánh sáng và đêm
tối, thiện và ác, thần và quỷ. Những thứ thuộc về bên cha tôi chắc chắn là
không tốt đẹp gì…” Có thể thấy, trong tâm hồn Trương Ái Linh luôn phải
đè nén sự hỗn loạn, cuộc sống mòn gỉ. Nhưng nội tâm cô có lúc lại thích
thú cảm giác này, thích thú khói mù của thuốc phiện, thích thú ánh mặt trời
như sương mù, còn có những tờ báo khổ nhỏ chất lung tung trong phòng.
Cô biết cha cô cô đơn, chỉ là mỗi khi cô đơn ông mới biểu lộ tình cảm dịu
dàng.
[2] Hỏa giáo (Zoroastrianism) còn được gọi là Bái hỏa giáo, Hỏa yêu
giáo hoặc Đạo Zarathushtra là một tôn giáo cổ của Ba Tư do nhà tiên tri