BỞI VÌ THẤU HIỂU CHO NÊN TỪ BI - Trang 5

BỞI VÌ THẤU HIỂU CHO NÊN TỪ BI

BỞI VÌ THẤU HIỂU CHO NÊN TỪ BI

Bạch Lạc Mai

Bạch Lạc Mai

www.dtv-ebook.com

www.dtv-ebook.com

Chương 1: Đời Này Chỉ Làm Kiếp Cuối

Chương 1: Đời Này Chỉ Làm Kiếp Cuối

Lá rụng non vắng, cành lạnh tìm quanh[1]. Vào buổi chiều còn vương

ánh thu tàn, hái chút ánh dương, đọc vài cuốn thi thư, ngày tháng phởn phơ
lãng quên thế tục. Đi qua bao năm tháng tựa núi rộng sông dài, ngỡ rằng thế
sự sớm đã đổi khác, biết bao tình cảnh vô duyên vô cớ đã được sinh ra, hóa
ra, có một loại năm tháng gọi là từ bi. Bởi vì hiểu rằng, trên sân khấu nhân
gian mênh mang này, từ lúc bắt đầu, đến khi hạ màn, một con người phải
trải qua biết bao khó khăn, nên năm tháng mới khoan dung, nhân hậu; để
những người phải nếm trải hết khói lửa như chúng ta, vẫn giữ được một trái
tim trong trắng tựa hoa lê như thuở nào.

[1] Lá rụng non vắng: Ý thơ của Vi Ứng Vật. Cành lạnh tìm quanh: Ý

thơ của Tô Thức. Đều là hai câu tả cảnh mùa thu lạnh lẽo, buồn thảm.

Sênh ca tuy đã dứt, âm vang vọng sân nhà. Ánh đèn kia thắp sáng, tiễn

khách xuống lầu xa[2]. Thời kì Dân Quốc là một vở kịch rời rạc, câu
chuyện khuynh thành vui vẻ sớm đã bị chôn vùi dưới bao lớp phong trần,
không biết đi đâu về đâu. Người con gái bị tháng năm vứt bỏ ấy, lại khoan
thai bước ra từ ngõ nhỏ năm xưa. Cô vận một chiếc sườn xám bằng gấm
trắng, đi qua mưa khói Dân Quốc, vượt vòng tuần hoàn của bốn mùa, còn
thứ vương vãi khắp trên mặt đất đó, chính là ký ức thanh mát như bạc hà.

[2] Nguyên văn “Sênh ca quy viện lạc, đăng hỏa hạ lâu dài”, là hai câu

trích trong bài Yến tán của Bạch Cư Dị.

Tôi thích Trương Ái Linh, không cần duyên cớ, chẳng hỏi nhân quả.

Thích sự tự sùng bái mình lúc thiếu thời, thích sự si tình không hối hận sau
khi gặp được tình yêu và cũng thích cách sống cô quạnh xa rời chốn đông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.