người những năm cuối đời của cô. Người con gái ấy, trên bến Thượng Hải
đầy sóng gió, nhảy múa mãi với vầng hào quang của trăng sáng mà chẳng
tốn chút sức lực nào. Người con gái ấy, chìm nổi mấy độ, nhìn lại những
sóng gió đã qua, cuối cùng đã chọn quay người một cách diễm lệ, đi xa tận
chân trời. Diễm lệ như cô, cao ngạo như cô, chưa từng dễ dàng yêu một
người, cũng không dễ dàng phụ một người.
Đàn ông thời Dân Quốc nhiều như những đốm lửa, nhưng chỉ có một
đốm lửa vô tình chiếu sán cho Trương Ái Linh. Gặp gỡ của đời người là
một chuyện vô cùng tốt đẹp, còn chúng ta thì luôn vì cái đẹp mà diễn vai si
tình và vô tình. Hồ Lan Thành có thể quên rất nhiều lời ước hẹn chỉ trong
thời gian uống một chén trà ngắn ngủi, còn Trương Ái Linh lại vì một mối
tình mà chịu trách nhiệm đến cùng. Cô vì anh mà chịu thấp kém đến tận
cùng cát bụi, từ trong cát bụi nở ra một đóa hoa, đóa hoa này, nở nhầm thời
gian. Khoảnh khắc anh quay đi, cô cam tâm tình nguyện một mình tàn úa.
Về sau Trương Ái Linh gặp một mối duyên phận, đó là đạo diễn Tạng
Hồ, người đã mang đến cho cô một cuộc tương phùng tựa gió nhẹ mây bay.
Chỉ là cô không chịu được tháng ngày lẻ loi, mà cúi đầu rũ áo. Sau đó, cô
lại có một mối tình dị quốc với một người già tên là Ferdinand Reyer, họ đã
nắm tay nhau vượt qua khốn khó suốt mười một năm ròng. Nhưng hồng
trần lênh đênh, cuối cùng vẫn không cho Trương Ái Linh nổi một kiếp yên
ổn mà cô mong muốn. Có lẽ, tình yêu là thứ nhất định phải làm người ta tổn
thương đến độ không thể tổn thương hơn được nữa, thì mới có thể thấu
hiểu.
Hồ Lan Thành nói, Trương Ái Linh là “hoa soi bóng nước” thời Dân
Quốc. Cô không cần kinh qua bao thế sự, tất cả mọi chuyện của thời đại này
sẽ tự tìm đến làm bạn với cô. Cô không đẹp, nhưng bất cứ dáng vẻ nào của
cô cũng đủ khuynh thành. Chính người con gái truyền kỳ này, đã kết tình
duyên một đời với ánh trăng, sinh ra trong ngày trăng tròn, chết đi cũng vào