nào. Trịnh Thuấn Ngôn hỏi: "Phấn Hàn, cậu thì thế nào?" "Tớ ư?" Tôi như
vừa tỉnh dậy sau một giấc mơ và nói rất bình thản: "Không thi." Tiếng nói
yếu ớt nhưng kiên định. Bọn họ đều yên lặng. Hình như mọi người đều hết
sức kinh ngạc trước câu trả lời của tôi. Có vẻ như tôi bỏ mặc cho nước chảy
bèo trôi, cứ thờ ơ nói mặc kệ. Trần Thuỷ hỏi: "Không thi nghiên cứu sinh
thì cậu đinh làm gì chứ?" Tôi đáp: "Làm giáo viên. Chúng ta đều theo
ngành sư phạm đấy thôi." Tôi không dám nói rằng mình muốn trở thành
phóng viên hay biên tập viên vì tôi sợ họ sẽ cười là tôi không biết tự lượng
sức mình.
Không ngờ tôi vừa dứt lời thì Trần Thuỷ lập tức nói luôn: "Làm giáo
viên? Tớ nói cho mà biết giáo viên bây giờ cũng phải là nghiên cứu sinh,
một sinh viên chính quy như cậu thì dạy được gì chứ? Chẳng phải là trước
đây cậu đã từng nói muốn làm biên tập viên đó sao. Nói cho cậu biết,
nghiên cứu sinh ra trường đều có thể làm chủ biên cả". Cô ấy vẫn cố phát
biểu những ý kiến quá khích của mình. Giọng điệu cứ như cô ấy đã là
nghiên cứu sinh của một trường đại học có tiếng rồi ấy, còn tôi chỉ là một
sinh viên chính quy tồi, cô ta như là lãnh đạo của tôi, còn tôi chỉ có tấm
bằng ử nhân nên chỉ là một giáo viên nhỏ bé, một viên chức tồi mà thôi.
Dường như tiền đồ tươi sáng của cô ấy với tương lai ảm đạm của tôi đang
tạo nên một sự đối lập rõ ràng.
Tôi thực chẳn có lời nào để nói. Nói chuyện mà không hợp nhau thì nửa
câu cũng đã là quá nhiều rồi. Bọn họ lại háo hức bàn luận về chuyện thi
nghiên cứu sinh. Thi trường nào, thi chuyên ngành nào, tinh thần có vẻ hăm
hở lắm. Tôi luôn cho rằng mình rất bình tĩnh, nhưng buổi tối hôm đó đến
tận hai giờ sáng vẫn không tài nào chợp mắt được. Cảm giác rất khó chịu.
Thực sự là tôi cảm thấy rất buồn. Lời nói của Trần Thuỷ làm tôi thấy mình
bị tổn thương. Lẽ nào tôi không muốn thi nghiên cứu sinh? Lẽ nào tôi lại
không muốn trau dồi thêm kiến thức, tìm hiểu thêm về nhiều nền văn hoá?
Và có lẽ nào tôi thật sự chỉ là kẻ không có chí tiến thủ? Tôi không phải là
người như thế, rõ ràng là không phải.