những đứa con trong những gia đình thiếu thốn ở thành phố thường lúng
túng hơn nhiều so với những đứa con từ nông thôn ra. Bởi vì tuy rằng hoàn
cảnh gia đình chúng không tốt nhưng thông thường từ nhỏ chúng đã không
phải chịu khổ quá nhiều, mà thành phố lại ban cho chúng tôi lòng tự tôn rất
nhạy cảm và tính hư vinh rất lớn. Chúng tôi muốn trốn tránh nhưng lại phát
hiện ra rằng không thể nào trốn được, dù sao thì cũng không thể đối mặt
một cách thản nhiên như những người con gái phải chịu khổ từ nhỏ.
Trước khi ngủ Diệp Ly hỏi tôi: "Ngày mai đi nữa không?" Tôi do dự
không biết phải trả lời thế nào, đành nói: "Ngày mai hẵng hay". Sáng hôm
sau, khi Diệp Ly thức dậy thì tôi đã tỉnh rồi, tôi vẫn để mắt đến cô ấy. Tôi
nói: "Tớ cũng dậy rồi, hôm nay tớ vẫn sẽ đi cùng cậu." Diệp Ly mỉm cười
nói: "Được thôi".
Ngày hôm đó có lẽ vì chúng tôi đến khá sớm nên vào lúc mười giờ sáng
tôi đã tìm được một chỗ làm gia sư. Một phụ nữ dắt theo một cậu bé khoảng
10 tuổi đến nói muốn tìm một gia sư tiếng Anh. Bà ta hỏi về trường học, về
chuyên ngành và hỏi chúng tôi học năm thứ mấy, thậm chí còn hỏi điểm thi
đại học môn tiếng Anh của chúng tôi, Diệp Ly nsoi được 138 điểm, tôi 138
điểm, thực ra cả hai chúng tôi đều nói dối bà ta, tôi chỉ được có 119 điểm
mà thôi. Cuối cùng bà ta đòi xem thẻ sinh viên của chúng tôi. Sau khi đã
vừa ý bà ta lại làm khó chúng tôi: "Vậy ai trong hai cháu sẽ dậy đây?". Tôi
bỗng phấn chấn hẳn lên. Khi đó tôi rất hi vọng bà ta sẽ chọn tôi, bởi vì tìm
được công việc sớm chừng nào tôi cũng yên tâm sớm chừng ấy, nếu không
cứ đứng đây cả ngày trời lại không tìm được việc, cái cảm giác khó chịu
trong lòng đó thật không thể biểu đạt ra bằng ngôn ngữ.
Tôi nhìn Diệp Ly, cô ấy cười với vẻ rất khó xử, cười một cách miễn
cưỡng. Tôi biết, cách nghĩ của cô ấy cũng giống tôi. Chúng tôi đều không
nói gì, đợi chờ người phụ nữ đó đưa ra quyết định cuối cùng. Không biết
bao nhiêu lần tôi nghĩ tới những hàng hoá bày trong tủ kính trên thị trường,
cho dù hai thứ giống hệt nhau cũng luôn có những vị khách hay soi mói sẽ