Nhóm nổi loạn trẻ tuổi toàn những tay uống rượu như uống nước lã bắt
đầu mưu đồ phản công. Họ vận động hành lang các giám đốc và ghi lại tất
cả sự thật thối nát trong những vụ làm ăn của công ty. Tin đồn về một cuộc
đảo chính sắp xảy ra bắt đầu lan truyền với tốc độ chóng mặt ở trụ sở công
ty trên đại lộ Madison.
Và rồi những căng thẳng bùng nổ công khai trước mắt mọi người: Một
trận đấu khẩu đầy tiếng la ó giữa Johnson và Weigl, một Giám đốc Điều
hành nổi tiếng buông ra những câu nói giận dữ, một ban giám đốc bị chia rẽ
sâu sắc. Tất cả mọi việc được giải quyết trong một cuộc họp hội đồng quản
trị vào giữa tháng Năm. Weigl đi vào trước, sẵn sàng phanh phui vụ việc
chống lại Johnson. Johnson theo sau, cái bẫy của anh đã sẵn sàng bung ra.
Nhiều giờ đã trôi qua, những trợ thủ đắc lực của Johnson trong “Hội
anh em vui vẻ” sốt ruột lượn lờ trong công viên Trung tâm, chờ đợi chiến
thắng. Dường như đã có một cuộc chiến đẫm máu. Nhưng nếu đã là cuộc
chiến phe phái trong công ty, thì không ai có thể trụ vững hơn Ross Johnson.
Anh dường như luôn có mánh khóe để sống sót.
-
Cho đến mùa thu năm 1988, cuộc đời của Ross Johnson vẫn là những
phen liều mạng ở công ty. Qua đó, anh không chỉ giành được quyền lực cho
mình mà còn gây chiến với một lề thói làm ăn đã lỗi thời.
Theo lề thói đó, một công ty lớn là một thực thể chậm chạp và ổn định.
Fortune 500 đứng đầu bởi “những người của công ty”: Họ là các giám đốc
điều hành cấp thấp, đang từ từ tiến lên nấc thang quyền lực và đang cống
hiến hết mình cho một công ty. Họ là các giám đốc điều hành cấp cao, là tôi
tớ trung thành của công ty, thận trọng bảo quản và phát triển công ty.
Johnson đã trở thành “người không thuộc về công ty”. Anh phá vỡ các
truyền thống, lược bỏ các bộ phận và chọc tức ban giám đốc. Anh thuộc lớp
người nuôi trong mình tư tưởng “người không thuộc về công ty” để trưởng