sự trầm tĩnh. Nhưng bà không thể nào trình bày hết những suy nghĩ của mình. Đang nói nửa
chừng, chợt bắt gặp ánh mắt thẫn thờ ngơ ngác của Thường và Nhi, bà bổng thấy nghẹn nơi
cổ và lập tức bật lên tiếng nấc. Thường và Nhi liền òa lên khóc theo .
Chương 3
Từ ngày ông Phong đột ngột mất đi, mẹ con Thường bỗng trở nên khốn đốn. Lúc ông còn
sống, gia đình Thường vốn đã chẳng dư dả gì. Ông làm thợ hồ, công việc lúc có lúc không. Có
khi cả tháng trời rỗi việc, ông phải nằm nhà ăn bám vào đồng lương còm cõi của vợ. Nhưng
dù vậy, những đóng góp dù chẳng nhiều nhặn gì của ông cũng giúp gia đình không lâm vào
cảnh ngặt nghèo, quẫn bách.
Bà Tuệ dạy toán ở một trường cấp ba . Thời trẻ, bà học Sư phạm. Tốt nghiệp ra trường, đi
dạy được một năm thì bà xin nghỉ vì lý do sức khỏẹ Sau đó, bà xin vào làm thư ký đánh máy
trong một công ty xây dựng. Tại đây, bà quen ông Phong, một người thợ giỏi, phụ trách một
tổ xây lắp.
Một tháng trước khi bà và ông Phong cưới nhau, ông bị cho nghỉ việc trong một đợt giảm
biên chế sau khi quyết liệt bênh vực cho một công nhân trong tổ bị sa thải một cách mờ ám.
Từ đó, ông Phong trở thành mội người thợ làm thuê .
Buồn phiền về hoàn cảnh của chồng, lại vừa sinh Thường, bà Tuệ rời bỏ công ty xây dựng
để làm đơn xin đi dạy lại . Bà trở lại với nghề dạy học một phần vì đó là nghề bà yêu thích,
phần khác với thời giờ của một nhà giáo, bà có được một buổi ở nhà để vừa soạn giáo án
vừa chăm sóc con cái .
Khi Thường được năm tuổi, bà sinh bé Nhi . Với đứa con thứ hai, bà vẫn tiếp tục từ
chối đi dạy thêm buổi chiều theo lời rủ rê của các đồng nghiệp tốt bụng chỉ để được gần gũi
dạy dỗ và giúp đỡ con cái . Đối với bà, con cái phải được chăm sóc tỉ mỉ và chu đáo . Bà