dân túy đem truyện của ông làm ví dụ về sự đau khổ dằn vặt lương tri của
giới trí thức đương thời.
Mùa đông năm 1883, nhà văn kết hôn với một nữ bác sĩ và vào làm thư ký
trong văn phòng Hội đồng đại diện ngành đường sắt. Thời gian này,
Garshin đã dồn nhiều tâm huyết để viết truyện ngắn nổi tiếng nhất của
mình, Bông hoa đỏ (1883). Đó là một tác phẩm đậm đặc cảm xúc, ý nghĩa
triết lý và đầy kịch tính. Tri giác quá kịch liệt về cái ác của thế giới nơi nhân
vật đã khiến cả những hiện tượng đời thường, như những bông hoa anh túc
đỏ, cũng biến thành những hình ảnh biểu tượng.
Dưới ảnh hưởng của L.N. Tolstoy, Garshin có xu hướng đơn giản hóa
phong cách tự sự. Xuất hiện những truyện ngắn viết theo kiểu Tolstoy, mà
Tín hiệu, hay truyện đồng thoại Con ếch du hành là những ví dụ tiêu biểu,
cả hai đều được viết trong năm 1887, năm sáng tác cuối cùng của nhà văn.
Những cơn trầm cảm trở lại, ngày càng thường xuyên và nặng nề hơn.
Garshin buộc phải rời bỏ công việc, cộng thêm vào đó là những xung đột
trong gia đình giữa mẹ và vợ nhà văn. Tất cả những điều này đã dẫn đến kết
cục bi thảm: ngày 19 tháng 3 năm 1888, sau một đêm mất ngủ vật vã, nhà
văn đã nhảy từ tầng lầu phía dưới căn hộ của ông ở Petersburg, bị chấn
thương nặng và qua đời năm ngày sau đó, khi mới ở tuổi 33.
Cái chết của Garshin gây một tiếng vang lớn trong giới độc giả Nga thuộc
nhiều tầng lớp khác nhau. Danh họa I.E. Repin trong niềm thương tiếc đã
xúc động vẽ bức chân dung cuối cùng của nhà văn khi nằm giữa những
bông hoa đỏ trước khi về với đất. Hai tập sách được ấn hành để tưởng niệm
nhà văn, trong đó bên cạnh những hồi ức của bạn bè và người thân, còn có
những truyện ngắn và những bức họa của các nhà văn và các họa sĩ nổi
tiếng đương thời, được gợi cảm hứng từ con người và tác phẩm của
Garshin.
Trong cuộc đời sáng tác ngắn ngủi của mình, Garshin hết sức tận tâm với