BÔNG HỒNG VÀNG VÀ BÌNH MINH MƯA - Trang 243

nó làm cho thế giới bên trong của người viết văn xuôi trở nên phong phú dị
thường, và làm cho văn của người đó có sức biểu hiện đặc biệt. Văn được
bồi bổ thêm ánh sáng và màu sắc của hội họa, cái tươi mát của những từ
vốn thuộc thi ca, cái cân xứng của kiến trúc, sự rõ ràng, có khối hình của
đường nét trong điêu khắc và nhịp điệu, tiết tấu và tính du dương của âm
nhạc.

Đó là những cái làm giàu thêm cho văn xuôi, tựa như những màu sắc bổ

sung cho nó.

Tôi không tin những nhà văn không yêu thi ca và hội họa. May thì họ

còn là những người có trí óc lười nhác và kiêu ngạo, tệ hơn - họ là những kẻ
ngu dốt.

Nhà văn không thể khinh miệt bất cứ một cái gì có thể mở rộng nhỡn

quan của mình đối với thế giới. Tất nhiên, nếu nhà văn đó là thợ cả trong
nghề mình chứ không phải một anh phó nhỏ, là người sáng tạo ra vật báu
chứ không phải một kẻ tầm thường, kiên nhẫn gậm nhấm cái may mắn
trong cuộc đời như nhai kẹo cao su Mỹ.

Thường khi đọc xong một truyện ngắn, một truyện dài hay một cuốn

tiểu thuyết, trong trí nhớ của ta chẳng còn lại chút gì ngoài một đám hỗn
độn những con người xám xịt. Anh có cố công gắng sức để nhìn thấy những
con người đó thì rồi anh cũng sẽ chẳng thấy họ đâu, bởi vì tác giả đã không
cung cấp cho họ lấy một nét sống nào.

Và cả cốt chuyện của những truyện ngắn, truyện dài và tiểu thuyết ấy

cũng diễn ra giữa một ngày lầy nhầy, không màu sắc, không ánh sáng nào
đó, giữa những đồ vật tác giả có đặt tên, nhưng chính anh ta cũng không
nhìn thấy, thành thử cũng không trình ra được cho người đọc chúng ta xem.

Mặc dầu đề tài thì hiện đại, những cuốn sách như thế vẫn phơi bày sự

bất lực của chúng, những cuốn sách thường được viết ra với tinh thần sảng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.