Vào đến tận trái thứ năm, gặp một ông cụ đầu tóc bạc phơ, mà trông còn
mạnh khỏe, dáng điệu lại thanh kì, Cao Thiên Tứ đem ra hỏi mới biết là
Lưu Dung treo biển đó phần nhiều hữu lý.
Thì ra ông già râu tóc bạc phơ đó là ông nội của thừa tướng Lưu Dung,
năm đó đã được một trăm linh năm tuổi. Theo lời cụ, lúc cụ vừa chẵn một
trăm, bà con trong xóm thấy ông khoa giáp nối tiếp năm đời liền không dứt,
phú quí vinh hoa tột phẩm, trong gia đình trên thuận dưới hòa, xum vầy vui
vẻ mà người nào cũng thọ cho nên họ hùn nhau tặng một bức hoành sơn
thếp vàng năm chữ “Thiên hạ đệ nhất gia”.
Ông Ba đứng lặng một hồi lâu rồi tiếp:
- Thưa mệ, tôi không nghĩ mệ là Lưu Dung mà tôi là Cao Thiên Tứ đến
thăm, nhưng quả thực hôm nay, tôi vừa được viếng một căn nhà xứng với
năm chữ “Thiên hạ đệ nhất gia” sơn then thếp vàng treo ở trước nhà Lưu
Dung.
“Ðệ nhất gia” đây, không hẳn có nghĩa là phú quý giàu sang khoa giáp
tiếp nối, xum vầy trường thọ… nhưng đệ nhất gia chính là vì lẽ không có
một nhà nào trên đời này lại có thể chứa nhiều trân châu bảo vật như nhà
mệ…
Mệ Hoát lại nói mấy lời khiêm nhường, hai hột kim cương đeo ở nơi tai
long lánh như sao hôm mọc ở giữa đêm xanh vậy. Một lát sau, mệ nói:
- Xin cảm ơn lời khen tặng của ông. Mai sau, có dịp gì qua đây, xin quá
bộ rẽ vào thăm tôi, nghe. Ông thử làm như thế để tỏ ra hơn Cao Thiên Tứ
một chút chơi.
- Mệ nói gì, tôi nghe chưa kịp! hay là cái đoạn đó tôi chưa đọc cũng
nên.
- Ông không biết rằng lúc Cao Thiên Tứ đứng dậy cáo từ ông nội của
thừa tướng Lưu Dung ra về thì ông cụ một trăm linh năm tuổi, cũng như tôi
bây giờ, mời Cao Thiên Tứ khi nào rảnh thì rẽ vào thăm cụ. Nhưng Cao
Thiên Tứ như chúng ta đã biết, có phải là thường dân đâu, mà chính là vua