Chương Mười Chín
Mãi đến tận rằm tháng Giêng năm ấy, ông Ômya mới từ miền Trung trở
lại Sài Gòn, đến thăm tôi.
Có lẽ đường xa mệt mỏi, ông có vẻ bơ phờ, lười biếng hon những lần
gặp gỡ trước đây. Ông nói:
- Miền Trung ít lâu nay không mấy yên, ông Tư à. Tôi đi nhiều tỉnh lắm.
Ở đâu cũng điêu tàn, hầm hố xẻ khắp nơi, dân cư sinh sống khổ sở hơn
những năm trước đây gấp bội.
Sau ít câu chuyện về thời thế, ông hỏi tôi:
- Ông ở nhà có chuyện gì lạ không?
- Cũng chẳng có gì lạ. Hai bên cứ nhùng nhằng chẳng ra sao cả. Thỉnh
thoảng lại có tin ngưng bắn nhưng toàn là chuyện hão.
- Ở miền Trung có hôm phi cơ dội bom suốt cả ngày. Tỉnh nào cũng bị
thương tổn không nhiều thì ít, nhưng bom ném dữ dội nhất là ở khắp dãy
Trường Sơn?
- Phải. Tôi đi ra đó gặp vài người bạn cũ. Người ở trong núi di tản cả.
Nghe nói là “họ” đào nhiều địa đạo. Tôi đi mất công vì các bạn tôi đã tản
mác mất rồi, không thể đến được nơi dự định. Về sau này về đến Phan Rang
tôi mới biết là chỗ tôi định đến hiện bị coi là cấm địa không ai được bén
mảng tới.
- Thật không may.
- Không may nhất là lại nghe thấy nói rằng cái kho tàng mà người bạn
tôi là Tôkubê phụ trách trông coi lại ở chính ngay chỗ đó. Người ta bảo
rằng cái kho tàng ấy đã bị đào lên, bao nhiêu đồ vật cất giấu bị lấy đem đi
hết.