Ở ít lâu, Tôkubê lại trở về Sài Gòn sống một cuộc đời khiêm nhường.
Nhưng thực ra, Tôkubê có phải là người khiêm nhượng hay không?
Những người biết Tôkubê từ ở Đông Dương tin rằng anh ta là một người có
lương tri và bản tính tốt, nhưng theo lời người bạn của ông Ômya ở Phan
Rang, từng biết rõ gia thế Tôbukê hồi còn nhỏ, thì Tôkubê là một con người
không hẳn như thế mà lại nuôi ở trong lòng nhiều phức tạp hơn.
Ku-ma-gai Tôkubê nguyên là con một nhà lái buôn trên sông nước ở
Kyoto. Cha mẹ chàng buôn giang nứa bán từ bến này sang bến nọ, tỉnh này
sang tỉnh kia. Anh mạnh lắm, khiêng giang, nứa bương tre từ dưới thuyền
lên trên bờ không biết mệt.
Thấy anh mạnh mà lại tinh khôn ngoan ngoãn, một ông nhà giàu xin
làm con, đem về nuôi trong một cái lâu đài có lính canh gác cẩn thận (vì
ông này là một daimyô nghĩa là một nhà quý phái có một địa vị cao cả trong
hệ thống phong kiến của Nhật Bản trước Thế Chiến Thứ Nhì).
Lớn lên trong bầu không khí đó, Tôkubê suốt ngày mặc áo giáp, đeo
gươm nai nịt hai chân theo lối võ sĩ, tập đánh kiếm chứ không chú ý đến
kinh sách thánh hiền như các bạn đồng tuổi của anh ta hồi đó, nhưng nói thế
không có nghĩa là Tôkubê là một người mất nết hư thân; trái lại, anh là một
người võ sĩ có đạo đức vì thấm nhuần tinh thần võ sĩ đạo là cái tinh thần cố
hữu của dòng bố nuôi ông.
Mỗi khi anh đi đâu, dân chúng trong vùng thường chỉ vào anh mà nói
thì thầm với nhau:
"Tôkubê đấy! Anh ta mạnh như một con beo gấm!"
Luôn luôn, người ta thấy anh ta can thiệp vào những việc gì có tiếng là
bất bình. Anh không hề sợ kẻ địch, không sợ chết mà cũng không sợ hiểm
nghèo, đau đớn. Anh tả xông hữu đột giữa đám đông và anh múa cây gươm
sáng lên vun vút y như là sấm sét. Luôn luôn người ta thấy anh chống đỡ
đến cùng, mặc dù các bạn đã bỏ anh và mặc dù thân thể anh đầy những vết