Mỉm cười chua chát. Ngọc Bách lại tiếp:
- Năm nay em 18 tuổi! Nói như vậy nghĩa là: khi chết thì em mới 18
tuổi nhưng nếu tính theo người sống, qua mấy năm tao loạn thì hiện
nay em đã ngoài 20... già mất rồi.
Vũ nghĩ thầm trong bụng:
- Khi đã là đàn bà, dù chết đi rồi, cũng vẫn còn lo lắng đến sắc đẹp
tàn phai.
Nữ lang lại kể tiếp:
- Trong gia đình, tuy em là lớn nhất nhưng vì em theo lời trối trăn
của cha em dặn lại, nhất định cho em đi học đến nơi đến chốn. Bởi
vậy, sau khi đỗ bằng cơ-thủy ở tỉnh Bắc, em được mẹ em cho về học
bậc Trung học tại Hà Nội, cẩn thận mẹ em cho em ăn trọ tại nhà bà
Phán Tâm ở ngay liền vách nhà này.
Ngừng lại giây phút. Ngọc Bách lại kể:
- Nếu không có chiến tranh thì không đâu đến nỗi... Khi được lệnh
tản cư, bà Phán cùng những trẻ nhỏ đều về quê cả, chỉ còn lại một
người con trai lớn, đi làm công sở và em cùng một người vú già ở
lại. Bỗng đô thành khói lửa mù trời, căn nhà bên cạnh này (tức là
nhà em ở) bị sụp đổ. Người vú già cũng như con trai bà Phán đều bị
chết vùi trong đống gạch ngói, riêng có em là may mắn núp dưới
chân cầu thang được thoát chết. Nghe tiếng bom đạn rầm rầm, em
sợ hãi vô cùng, bò lần sang hàng xóm tức là căn nhà này, lúc đó bỏ
không vì người trong nhà đều đã tản cư từ trước. Sợ hãi, em tìm
được chiếc thang treo ẩn lên trên trần cái gác này, vì em cho đó là
chỗ ẩn náu kín đáo nhất. Thân gái trong thời binh lửa, may ra nhờ
đó mà được an toàn chăng. Thường lệ, mỗi khi tìm kiếm thức ăn,
nước uống đầy đủ rồi thì em lại trèo lên trần nhà và rút thang lên
theo. Em có ngờ đâu chính gian nhà này cũng bị sụp đổ, chiếc thang
em vừa trèo lèn bị rơi xuống. Thế là bỗng dưng bị giam trọn trên
tràn gác với một số lượng thức ăn đủ chừng ba ngày. Em chỉ còn
một hy vọng có thấy bóng người nào thì kêu cứu, không những
trong lúc khói lửa tơi bời, ai cũng lo lẩn trốn nên em ngồi yên trên
trần đã bốn ngày liền mà cũng không hề thấy có một bóng người
nào... Vừa đói và khát em đành phải chịu cực hình giống hệt như