BÓNG NƯỚC HỒNG KÔNG - Trang 18


Huệ không nằm trong số những người vượt biên đi Hồng Kông, nhưng
những chuyện xẩy ra liên quan đến cô là cơ sở mà trên đó nẩy sinh nhiều
tình tiết khác nhau dẫn đến bi kịch sau này. Đây cũng là bối cảnh của xã
hội Việt Nam bấy giờ. Huệ ra đi, thân xác vùi sâu trong vực thẳm, nhưng
nàng siêu thoát mang theo nhân cách trong suốt, một phần quan trọng của
nhân cách phụ nữ Việt.


Ngoài ra còn có các nhân vật như Ba Sơn, Nguyệt-Hùng Sẹo-Oanh, Hà
Còi,v.v góp phần làm cho bức tranh mang nhiều tính hiện thực hơn. Họ
không có cơ hội để thể hiên tính cách của mình nhưng họ vẫn còn sống sau
những biến cố quan trọng. Đọc giả có quyền suy diễn về tương lai của họ
theo cách của riêng mình.


Có nhiều người, nhất là những người trong nước, không thích cách dùng
một số từ có tính nhạy cảm cao của cuốn sách này. Nhưng nếu thay đổi thì
hình ảnh xã hội thời đó sẽ bị méo mó, vì vào thời đó, nhiều người hay dùng
từ như thế. Cán bộ hay bộ đội cộng sản được gọi là Việt cộng, người ta cho
rằng cách nói ấy có tính miệt thị cao. Kiên là một nhân vật có bố mẹ là cán
bộ cộng sản, anh vẫn gọi bố mẹ mình là “Việt Cộng”. Ngay cả khi phỏng
vấn xin VISA về Việt Nam, anh vẫn nói “... tôi biết họ là Việt cộng”.


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.