BÔNG SEN VÀNG - Trang 55

4.

Từ hôm con chuồn chuồn sứ bị Tuấn làm gãy đuôi, Côn chưa bắt được

một con chuồn chuồn nào đẹp hơn để gửi cho bé Xển. Mỗi lần Quang đến
thăm bé Xển, Côn đều nhắc: "Quang nói với bé Xển, Côn còn nợ một chú
chuồn chuồn sứ nhé".

Bé Xển bị bại liệt hai chân từ lúc lên ba tuổi. Gia đình bé Xển thân với

gia đình Hồ Quang. Bố của Quang sống bằng nghề thuyền te. Bố của bé
Xển lại là thợ xây có "hoa tay". Mẹ Quang thường mang cá lên các chợ
bán. Mẹ bé Xển bán hàng ở chợ Đông Ba. Hai bà từ chỗ mua, bán với nhau
thành tình thân như ruột thịt.

Hai gia đình cảnh nhà khác nhau, nghề sinh sống cũng khác biệt. Nhưng

bố mẹ của hai nhà cùng chung một mơ ước con trai được học dăm ba chữ
Thánh hiền. Họ đã nghiệm thấy: Đói gạo đói cơm đã nhục nhưng không
nhục bằng đói chữ. Hai tiếng "dân ngu" đè nặng lên đầu của những người
không có chữ. Dù có bát ăn bát để, dù có lịch lãm việc thiên hạ, biết cư xử
phải đạo, hợp tình hợp lý ở đời mà không được cái danh nho sinh thì vẫn là
"đồ vô học".

Bố của Hồ Quang muốn được rời dòng sông lên cạn "cắm dùi" cho con

cái đỡ khổ kiếp sống lênh đênh sông nước đã mấy đời rồi. Nhưng không có
cái chữ, lại không có đủ tiền để biện lễ biếu khắp các cửa quan, cửa các
thầy lý hương... Một người bạn vạn chài có con học được mức "viết chữ
hàng tám" chạy vạy được một chân thư lại cho quan huyện. Nhờ vậy, cả
nhà rời thuyền te lên bờ làm ăn sinh sống. Tuy gia đình bạn ông hiện còn là
"dân cư ngụ" nhưng vẫn hơn gấp trăm lần cái kiếp người "sống vô gia cư",
"chết vô địa táng".

Bố bé Xển có nỗi đau riêng về sự mù chữ của mình. Ông đi làm thợ, mỗi

lần đắp xong những hàng chữ nổi trên các miếu thờ, các cổng làng, cổng
chợ, trùng tu các cửa tam quan, các tháp ở các ngôi đền, ngôi chùa, lăng
tẩm ông lại đau lòng!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.