lửa. Và khi anh được chọn lựa, anh thích xe lửa hơn phi cơ.
Anh lật quyển sách, tìm đoạn mà anh đã gạch dưới bằng bút chì:
“Đó là trí thông minh trong hành động. Văn học đã được cổ vũ. Báo chí đã
đạt đến một hình thức nghệ thuật và chiến đấu”.
Anh đọc lại nhiều lần câu cuối cùng: Báo chí đã đạt đến một hình thức
nghệ thuật và chiến đấu.
(Trích từ quyển “Thời gian con lại” do tác giả Jean Daniel, nhà xuất bản
Stock).
Anh đóng sách lại, ném nó lên ghế.
- Đó là lý tưởng của tôi. Loại báo chí cao cấp, trí thông mình trong hành
động. Một hình thức nghệ thuật và chiến đấu.
Anh rửa chén xong. Trong đầu óc bị kích động của anh có một câu hỏi nhỏ
trở đi trở lại không ngừng như một ám ánh.
- Tôi có gì để mất?
Suy cho cùng, tôi sẽ là người đánh giá những tư tưởng, những hài hước giá
trị công việc của chính mình. Và tôi sẽ luôn luôn chắc chắc về sự tự do độc
lập của mình vì tôi có khá đủ tiền để sống.
Nếu ba người khách xa lạ kia trở lại vào đúng lúc đó chắc chắn Faltière đã
chấp nhận không bàn cãi gì những lời để nghị mà họ đã đưa ra.
Nhưng một lúc sau đó, quyết định của anh bắt đầu lung lay.
Anh sẽ bán linh hồn mình cho quỷ dẽ sao?
Nếu gã có ria mép và hai tên đồng lõa của gã là những người lương thiện
họ đã không hành động như họ đã làm.
Tại sao để bắt liên lạc với tôi, họ đã sử dụng một biện pháp có khả năng
gây nguy hiểm cho tôi? Không ai chấp nhận trở thành nạn nhân của một
loại bạo lực như thế. Xâm nhập gia cư giữa đêm khuya, phá điện thoại…
Nhưng có thể họ có lý lẽ của mình? Những tổ chức tư nhân không bao giờ
muốn phô trương những hành động của mình.
Bị giày vò, do dự, băn khoăn, Faltière khám phá với một chút xấu hổ rằng
anh đã muốn được nổi tiếng, nhưng anh đã sợ phải gặp những nguy cơ như
Ray và cạm bẫy.
Để tự giải thoát khỏi vấn đề gai góc đó, anh quyết định bắt tay vào việc.