tinh rồi bỏ vào trong giỏ. Phải chăng đó là một cái mẹo nghi binh? Một
cách thức để không ai có thể ngờ vực?
Nha-phơ-rông nói:
- Nếu họ phát hiện được của cải, các cậu không hiểu đâu, họ không lấy ban
ngày mà đến đêm mới quay lại lấy.
Bọn trẻ đang tiếp tục xem hai người địa chất làm việc thì Ma-đi liếc mắt về
đầu hồ đàng kia, thấy người họa sĩ đang đứng trước giá vẽ cách làng cũ đổ
nát độ hai trăm mét.
- Chúng mình đến gần để xem lão ta phản ứng như thế nào! - Nha-phơ-rông
đề nghị.
Người họa sĩ nhìn con Ka-phi có vẻ dè chừng nhưng chẳng nói năng gì cả.
- Anh cho phép chúng tôi xem anh vẽ được không? Ma-đi nói bằng giọng
thân mật.
Người họa sĩ không trả lời. Ma-đi bước mấy bước lại gần, còn các bạn của
cô thì vẫn đứng nguyên chỗ cũ.
Ma-đi nhìn bản vẽ qua vai người họa sĩ rồi trở lại với các bạn. Cô nói:
- Bức vẽ thật buồn cười, nhìn vào chỉ toàn thấy những tàn tích đổ nát là
những mảng đen ngòm. Với họa sĩ như vậy thì không phải là thiện nghệ khi
sử dụng một chiếc bút lông!... Hay chính đây là nghệ thuật trừu tượng? Có
chắc con người này là họa sĩ chuyên nghiệp không?... Hay là họa sĩ tài tử,
hay họa sĩ “dỏm” cũng nên. Làm vậy chắc là để che mắt mọi người mà
nghiên cứu cái hồ được thuận lợi hơn? Không biết con người này có đi cà
nhắc không nhỉ? Vì chúng ta chưa khi nào thấy lão đi cả mà chỉ thấy lão
nằm hoặc đứng một chỗ thôi.
Nha-phơ-rông đề nghị:
- Chúng ta xuống làng cũ đi, biết đâu khi đến đó chúng ta sẽ có những phát
hiện khác cũng nên.
Khi đến trước những tàn tích cũ, con chó bỗng vểnh tai lên.
- Lại có người nào trong làng! - Ti-đu nói - Có lẽ là Sác-chi-ê, con người
sầu muộn.
Không, đó là Gămbađu. Anh ngồi trên một bậc tam cấp bằng đá và nói lảm
nhảm một mình. Vừa trông thấy bọn trẻ, anh thở dài: