Chú dẫn
1.Bức họa “Maja
khỏa thân” - Franxitxcô Gôya y Luxiêntê là một họa
sĩ thiên tài người Tây Ban Nha, sống và sáng tác trong một thời kỳ đầy biến
động của lục địa châu Âu đang cựa mình trong giông bão cách mạng, để
thoát khỏi bóng đêm của những triều đại phong kiến mê muội và lạc hậu.
Gôya đã để lại một di sản lớn bao gồm những bức tranh nổi tiếng, ngày
nay còn được trân trọng lưu trữ trong nhiều Viện bảo tàng lớn trên thế
giới: trong số tranh đó có những bức “Maja mặc trang phục” và “Maja
khỏa thân”, đó chính là chân dung của người yêu họa sĩ, nàng Công tước
thứ mười ba, dòng họ quý tộc Anh, tục danh là Maria Cayettana, Người
đàn bà lạ lùng này, vừa là một khách đa tình trong Vũ hội Cung đình, của
các phòng khách thượng lưu, và cả các hí trường dân dã, vừa là một nhân
vật hoạt động trên vũ đài chính trị, được mệnh danh là “cô gái bình dân
Tây Ban Nha, đứng về phía Tự do, Dân chủ chống lại triều đình phong kiến
Tây Ban Nha thời ấy.
“Maja” là một từ Tây Ban Nha có nghĩa chung là: Cô gái đẹp. Ở Tây
Ban Nha thời bấy giờ, trong dân gian nhất là trong xã hội ăn chơi, “maja”
được dùng để chỉ những cô gái đàng điếm, vũ nữ trong các quán rượu, với
hàm nghĩa xấu. Dùng từ này đặt tên cho bức chân dung một nhân vật cao
quý của hoàng tộc, nhất là lại vẽ người ấy trong tư thế khỏa thân, điều mà
tầng lớp quý tộc coi là một sự lăng nhục, đó là một hành động có tính cách
khinh mạng và thách thức.
Bức tranh “Maja khỏa thân” được vẽ trong thời gian đôi bạn tình sống
biệt tịch ở Sôlina, một vùng thôn dã hẻo lánh, lãnh địa của dòng họ Anbơ,
nơi nữ Công tước bị Triều đình câu lưu. Nó vừa biểu hiện một thời kỳ hạnh
phúc ngắn ngủi, vừa là nguyên nhân cho một tai họa giáng xuống đầu họa
sĩ, vì bọn thống trị đã đưa nó ra trước Tòa án Giáo hội như là vật chứng
của một hành động phạm pháp quả tang, với những lý lẽ: