“Agacđiêntê” tùy thích, uống bao nhiêu cũng được. Rồi đi coi đấu bò tót ở
“côriđa” vào mùa ’’tempôrađa” ngày nào cũng được. Còn đòi hỏi gì nữa!
*
* *
Có thể Giuanitô không đòi hỏi gì hơn về đời sống vật chất nữa, nhưng
đối với Franxitxcô một cuộc sống đầy đủ đâu phải là mục đích của đời anh.
Anh vẫn luôn khao khát tìm tòi, không lúc nào tự thỏa mãn, không ngừng
rèn luyện và sáng tạo để nâng cao nghệ thuật. Anh biết tác phẩm của mình
đã gây chấn động lớn trong dư luận. Người ta xôn xao háo hức chờ đón
từng bức tranh của anh. Giới thượng lưu, những nhà quí tộc muốn hãnh
diện là lớp người có trí thức tiền phong, bắt đầu đổ xô vào tranh sơn dầu,
tranh chân dung và những bức tranh trang trí đồ họa của Gôya. Giới nghệ sĩ
đang đi tìm chân trời mới, hoan nghênh, cổ vũ và sùng kính anh. Và, một
ngày kia kinh thành Mađrit đã nhận ra có một thiên tài là cư dân thành phố.
Giuanitô đi giao dịch bên ngoài, thường mang theo về xưởng vẽ âm vang
những làn sóng hoan nghênh, tán tụng đang cồn lên trong các tầng lớp công
chúng. Franxitxcô vẫn tỏ ra hết sức dè dặt và thận trong, không quá say sưa
với những lời ca ngợi, mê mải vùi đầu trong xưởng. Giá vẽ giống như tấm
bình phong, ngăn cách anh với trào lưu ngưỡng mộ đang sôi động bên
ngoài xã hội. Cho đến lúc các Giáo chủ trong Giáo hội, các vị quyền cao
chức trọng của Triều đình nhộn nhịp kéo đến tận xưởng để đặt vẽ chân
dung, thì anh tin rằng tiếng tăm thực sự có cơ sở chắc chắn. Tuy nhiên, anh
không thể từ chối những đơn đặt hàng hào phóng, mặc dù anh vẫn có
khuynh hướng vẽ theo cảm hứng với những chủ đề thắm thiết trong tâm
hồn: nhạc công hát rong, vũ nữ đường phố, nghệ nhân vỉa hè. Nhưng anh
không thể từ chối khách hàng cỡ như bá tước Calaxuytx
hoặc nữ Công
tước Cacpiô
Đoàn ngoại giao, các sứ thần nước ngoài đánh giá cao không những tài
năng mà cả tư tưởng, suy nghĩ của anh về vấn đề xã hội, thông qua tiếp xúc
trò chuyện. Vì vậy, tên tuổi anh, chẳng bao lâu đã vượt biên giới và vang
dội trên toàn Châu Âu. Được thế, thật ra cũng nhờ vào tình hình khách