Lời Dịch Giả
Với tôi, cái tên Stéfan Zweig, ngoài biểu tượng văn chương tuyệt đỉnh
của loài người, còn gợi cho tôi nhiều kỉ niệm về quá khứ, về tuổi trẻ, về
chiến tranh...
Tôi “biết” Stéfan Zweig từ khá sớm: Thuở mười tám đôi mươi, tức là
hơn sáu mươi năm trước. “Biết” đây tất nhiên không hiểu theo nghĩa cụ thể
- quen biết - bởi chúng tôi cách nhau bao xa cả về thời gian lẫn không gian,
mà là có cơ hội tiếp xúc với tác phẩm của ông. Năm 1951, trong chiến dịch
Hà Nam Ninh, tôi “gặp” Stéfan Zweig: Tôi tìm thấy trên bàn giấy của viên
đồn trưởng một cuốn sách nhan đề Amok, ou le fou de Malaisie (Amok hay
gã điên ở Malaysia). Đó là một tập gồm 3 truyện vừa: Amok, Bức thư của
người đàn bà không quen và Ngõ hẻm dưới ánh trăng. Tôi bắt đầu “mê”
Zweig từ dạo ấy.
Tôi chọn “Bức Thư Của Người Đàn Bà Không Quen" của S. Zweig.
Tôi dịch ngay tại chỗ, tại phòng đọc của thư viện. Tôi viết thẳng vào một