đau.
Tôi tìm cha. Cha nói "Tại sao? Tại sao cha phải đánh con? Vả lại, tại sao
cha phải giận con?"
Tìm mãi mà không ai chịu đánh. Như vậy, tôi vừa chứng minh được mình
cũng có lúc thông minh lại trở thành chuyện cười của mọi người.Tôi lênxg
mấy tầng lầu chỉ để tìm người đánh. Mẹ cũng vậy. Ông thư kí Ung Bô cười
và lắc đầu với tôi, viết lên giấy một câu gì đó.Tôi bảo Lạt ma Môn Ba đọc
cho nghe. Câu viết trên giấy như thế này "Tôi đã mất lưỡi, không muốn mất
thêm đôi cánh tay. Với lại, tôi không phải là người hành hình của nhà cậu".
Câu nói của ông ta loé lên như ánh chớp trong đầu tôi.
Hôm ấy tôi ra lệnh kiêm khẩn cầu, thằng Nhi Y đã giơ roi lên rồi, nhưng
cha nó chạy đến, giơ roi ra với nó.Tôi nghĩ mình sẽ kêu thét lên, nhưng lại
thấy thằng Nhi Y ôm đầu nằm lăn ra đất. Lúc ấy có mấy người gia đinh
chạy đến, họ được Thổ ti sai đi theo để bảo vệ, xem ai dám đụng đến
tôi.Thằng Trạch Lang xưa nay vẫn nghe lời tôi, nhưng hôm nay nó cũng
không có gan làm thế. Không có cách nào, tôi lại đến cầu xin anh trai, ấn
cái roi vào tay anh. Anh cầm roi, tức run lên.Tôi nói "Anh đánh em thật
mạnh vào, đánh để cho anh hả giận".Tôi còn nói thêm "Mẹ em nói, sau này
em vẫn phải ăn nhờ anh".
Anh vứt cây roi đi, túm lấy tóc mình kêu lên "Cút ngay, mày chỉ vờ ngu
ngốc thôi!"
Buổi tối, lòng hiếu kỳ của tôi vẫn chưa được thoả mãn, tôi ra vườn đi dạo.
Trong vườn cây có một dòng suối nước ngọt, các nữ nô lệ vẫn lấy nước từ
đây về cho gia đình chúng tôi. Họ thường đến gùi nước vào buổi tối, gùi
suốt đêm.Tôi gặp Trác Mã ở đây. Cô ta chào hỏi tôi hết sức cung kính.Tôi
bảo cô ta đặt gùi nước trên lưng xuống, ngồi cạnh tôi. Bàn tay Trác Mã
không còn thơm và mềm mại, mịn màng như trước đây. Cô sụt sùi khóc.Tôi
muốn ôm lấy cô. Nhưng cô nói "Em không còn xứng với cậu nữa, làm bẩn
người cậu mất thôi".
Tôi hỏi "Đã sinh con chưa?"
Trác Mã vẫn sụt sùi. Đứa con của cô sinh được ít lâu thì chết. Cô khóc, trên
người là mùi thiu chua của nước rửa bát lan toả dưới ánh trăng mờ nhạt và