CHỮ “TỨC” TRONG PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA
Người đời và những người mới học đạo đều nhìn sự vật với tính cách cố định.
Nói ác hẳn là ác, nói thiện hẳn là thiện, phải hẳn là phải, quấy hẳn là quấy, có hẳn là
có, không hẳn là không... họ không hiểu nổi lối nói “cái này tức là cái kia”, trong kinh
điển Đại thừa. Họ cho lối nói này ỡm ờ mờ ám không chấp nhận được. Song với tinh
thần Đại thừa Phật giáo, nhìn sự vật thấy rõ không có bản chất cố định, không ngoài
nhau. Vì thế, trong kinh nói “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc”, hay “Phiền não tức
Bồ-đề”, hoặc “Sanh tử tức Niết-bàn”. Chỉ một chữ “Tức” làm sáng tỏ nghĩa không cố
định, không ngoài nhau của các Pháp.
SẮC TỨC LÀ KHÔNG, KHÔNG TỨC LÀ SẮC
Câu này xuất phát từ kinh Bát-nhã. Chữ Sắc ở đây là chỉ cho Sắc uẩn. Dưới con
mắt đức Phật, thân này do năm uẩn kết hợp thành. Sắc uẩn là phần vật chất; thọ uẩn,
tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn là phần tinh thần. Chẳng riêng gì sắc uẩn tức là không,
mà thọ, tưởng, hành, thức cũng như thế. Bởi vì bản chất mọi uẩn không tự có, do
duyên hòa hợp thành. Đã do nhân duyên hòa hợp thì làm sao cố định được. Trước khi
nhân duyên hòa hợp nó không có, sau khi nhân duyên ly tán, nó cũng không, chính khi
duyên đang hợp phân tích ra cũng không có thực thể của nó. Ví như nắm tay, trước khi
co năm ngón lại, không có nắm tay, sau khi buông năm ngón ra không có nắm tay,
đang khi co năm ngón lại nếu phân tích từng ngón cũng không có nắm tay. Thế thì,
nắm tay chỉ là cái tên tạm gọi khi co năm ngón lại, chớ không có thực thể cố định của
nắm tay. Sắc uẩn không cố định nên nói “sắc tức là không”; không, khi đủ duyên hợp
thành sắc nên nói “không tức là sắc”, sắc chẳng ngoài tính chất không cố định, không
cố định chẳng ngoài sắc, nên nói “sắc tức là không, không tức là sắc”! Thấu triệt lý các
pháp tùy duyên biến chuyển, không đứng yên, không tự thành, là thông suốt câu “sắc
tức là không, không tức là sắc”.
PHIỀN NÃO TỨC BỒ-ĐỀ
Câu này bàng bạc trong các kinh Đại thừa. Phiền não là si mê bực bội đau khổ.
Bồ-đề là giác ngộ yên tĩnh an vui. Hai thứ bản chất trái ngược nhau, tại sao lại nói cái
này tức cái kia? Bởi phiền não bản chất không cố định, khi biết chuyển hoặc biết xả
liền thành Bồ-đề. Cái động không ngoài cái tịnh, dừng động tức là tịnh. Cái sáng
không ngoài cái tối, hết tối tức là sáng. Chúng ta cứ quen chạy tìm cái giác ở ngoài cái
mê, tìm an vui ngoài đau khổ. Sự thật không phải thế, hết mê tức là giác, dứt khổ tức là
vui. Thiền sư Tư Nghiệp người Trung Hoa, khi chưa xuất gia làm nghề hàng thịt. Một
hôm mổ heo, bỗng dưng ông thức tỉnh, bỏ nghề đi xuất gia. Khi xuất gia, ông làm bài
kệ:
Tạc nhật Dạ-xoa tâm
Kim triêu Bồ-tát diện
Bồ-tát dữ Dạ-xoa
Bất cách nhất điều tuyến.
Dịch:
Hôm qua tâm Dạ-xoa,
Ngày
nay
mặt Bồ Tát
Bồ-tát cùng Dạ-xoa