BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 118

mình lệ thuộc vào quyền lực đấng thiêng liêng ấy. Vì thế, số mạng phù hợp với thể chế
quân chủ phong kiến, con người bị một đấng quân vương chi phối toàn bộ cuộc đời.

Nói nghiệp là quyền năng trong tay mình định đoạt. Cuộc sống đời này và đời

sau do mình an bài lấy. Muốn an vui do mình, muốn đau khổ cũng do mình. Ta là chủ
của mọi cuộc sống, nếu ta còn muốn tiếp tục. Không ai thay ta sắp đặt cuộc khổ vui,
chỉ có ta mới là người ban vui cứu khổ cho ta. Ta phải sáng suốt gan dạ chọn lựa một
cuộc sống đẹp đẽ vui tươi trong hiện tại và mai sau. Tự ta vạch sẵn một lối sống cho
ta, tự ta tô điểm đời ta cho tươi sáng. Nếu có khổ đau đến với ta, ta hãy cười, vì đây là
hành vi vụng dại ngày trước của mình. Chúng ta trả và chuyển những cái gì không hay
của quá khứ, đồng thời xây dựng những điều an vui hạnh phúc cho vị lai. Mọi quyền
lực trong tay chúng ta, thật thỏa thích thay! Cuộc sống của chúng ta là cuộc sống tự do
tự chủ. Cho nên, lý nghiệp báo thích ứng thể chế dân chủ tự do của nhân loại hiện nay.
Ta là chủ ta có quyền chọn lựa người thay ta lo việc nước việc dân.

PHÊ BÌNH

Nói số mạng là mơ hồ không xác thực. Nghiệp báo là thực tế rõ ràng. Thuyết số

mạng đưa con người đến chỗ vô trách nhiệm về hành động của mình. Nghiệp báo dạy
người nhận lấy trách nhiệm do mọi hậu quả tốt xấu đến với mình. Số mạng khiến con
người thụ động, tiêu cực, phó thác, liều lĩnh. Nghiệp báo xây dựng con người chủ
động, tích cực, nỗ lực và sáng tạo. Số mạng tập con người yếu đuối, an phận, đầu
hàng. Nghiệp báo chỉ cho ta phải cố gắng, can đảm và thăng tiến. Số mạng thích hợp
với thời quân chủ phong kiến. Nghiệp báo thích hợp với thời dân chủ tự do. Ứng dụng
thuyết nghiệp báo trong cuộc sống, chúng ta thấy mình đồ sộ hiên ngang, đầy đủ quyền
năng trong công cuộc kiến tạo con người và vũ trụ.

NGHIỆP BÁO KHÔNG THẬT

Tuy thuyết nghiệp báo thực tế, chủ động, tích cực...Song cuối cùng nhà Phật nói

nó không thật. Bởi vì nghiệp do hành động tạo tác của con người. Hành động là tướng
sanh diệt, cái gì sanh diệt nhà Phật đều cho là hư dối. Trong bài Chứng Đạo Ca của
Thiền sư Huyền Giác có hai câu “liễu tức nghiệp chướng bản lai không, vị liễu ưng tu
hoàn túc trái” (liễu ngộ tức nghiệp chướng xưa nay không, chưa liễu ngộ cần phải đền
nợ trước). Có Thiền khách hỏi Thiền sư Cảnh Sầm ở Trường Sa: Tổ Sư Tử liễu chưa
mà bị vua nước Kế-tân chặt đầu? Tổ Huệ Khả liễu chưa mà bị chết trong khám? Thiền
sư Cảnh Sầm đáp: Đại đức chưa hiểu nghĩa nghiệp chướng. Thiền khách hỏi: Thế nào
là nghiệp chướng? Thiền sư Cảnh Sầm đáp: Bản lai không. Qua câu chuyện này, đa số
người không hiểu gì cả. Sự thật là vầy, sau khi liễu ngộ Phật Tổ thấy các pháp duyên
hợp hư dối. Thân này là pháp duyên hợp nên hư dối. Hành động tạo tác từ thân phát
xuất lại càng hư dối hơn. Hành động đã hư dối thì nghiệp do hành động tạo thành làm
sao thật được. Bởi thấy nghiệp hư dối nên xem thường không quan trọng, có đến cũng
như trò chơi, có gì phải kinh hoảng sợ hãi. Cho nên khi vua nước Kế-tân muốn hại Tổ
Sư Tử, cầm dao đến trước Tổ hỏi: Ngài thấy thân năm uẩn đều không, phải chăng? Tổ
đáp: Phải. Vua nói: Ngài cho tôi cái đầu được không? Tổ đáp: Năm uẩn đã không, sá
gì cái đầu. Vua chặt đầu Ngài. Qua mắt chúng ta, thấy đó là trả nghiệp, đáng sợ, song
với Tổ đã không thấy thật, nói gì là trả. Cũng như ông A khi chưa hiểu đạo, bị ông B
làm vài hành động không vừa lòng, ông liền mắng chửi ông B. Thời gian sau, ông A
hiểu đạo, đúng lúc ông B trả thù mắng chửi thậm tệ hơn trước. Song ông A thấy lời nói
không thật, không có gì quan trọng, nên vẫn tươi cười không buồn, không đổi nét mặt.
Như thế ông A có trả nợ trước hay không trả nợ trước? Thật sự, nợ đã vay thì phải trả,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.