BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 121

THẾ NÀO LÀ PHẬT PHÁP?


Phật pháp là những điều đức Phật chứng kiến được sau khi giác ngộ, đem chỗ
chứng kiến ấy nói lại để cho mọi người hiểu biết để dứt sạch mê lầm và giác ngộ như
Ngài. Chính từ chỗ chứng kiến của Ngài nói ra, không phải do suy tư phỏng đoán như
nhiều triết thuyết khác. Vì thế, Phật pháp là những chân lý, tùy trình độ của người,
Phật nói có sai biệt: Chân lý phổ biến, Chân lý tương đối, Chân lý tuyệt đối.

CHÂN LÝ PHỔ BIẾN

Chân lý phổ biến là những sự thật hiện hữu tràn đầy trên vạn vật. Những sự thật

ấy đức Phật chỉ ra, chúng ta chịu khó khảo sát một cách tinh tế sẽ thấy hiển nhiên
không sai lệch. Trước hết nhìn theo dòng thời gian, Phật nói:

I. Nhân quả:

Tất cả sự vật có hình tướng, có tác động đều hình thành bằng nhân quả. Nhân

quả trùm khắp cả mọi sự vật, không một sự vật nào có thể thoát ngoài nhân quả được.
Song trong nhân đến quả có chánh nhân, trợ nhân, thuận nhân, nghịch nhân nên trở
thành vấn đề phức tạp. Lại có những trường hợp vì nhân quá nhỏ nhiệm, nhân xa xôi
khiến người ta không thể thấy, không thể nhớ mà biến thành khó hiểu. Chúng ta thử
nhìn từ lãnh vực thực vật, động vật... để minh chứng lý nhân quả.

1. Về thực vật.

Không một thứ cây loại cỏ nào mà chẳng từ nhân thành quả.

Hoặc có thứ nhân của nó là hạt, có thứ nhân nó là lá, có thứ nhân nó là ngọn, có thứ
nhân nó là rễ, là thân. Từ cái nhân ấy nẩy mầm sanh trưởng thành cây, đơm hoa, kết
quả. Không có loài thực vật nào ngẫu nhiên không nhân thành quả.

dụ, hạt cam là nhân, lên thành cây cam có trái cam là quả. Hạt ớt là nhân, lên

thành cây ớt có trái ớt là quả... Có nhân ắt phải có quả. Song trong ấy còn tùy thuộc
thuận nhân hay nghịch nhân, mà thành quả hay bất thành quả. Như có hạt cam là
chánh nhân, có phân, đất, nước, ánh nắng... là trợ nhân, được săn sóc vun quén là
thuận nhân, hạt cam ấy sẽ nẩy mầm sanh trưởng thành cây cam và có trái cam không
sai. Ngược lại, có hạt cam mà thiếu phân đất nước ánh nắng... thì không thể nẩy mầm
sanh cây cam, huống là có trái cam. Hoặc có hạt cam, có phân đất nước ánh nắng... mà
thiếu người săn sóc vun quén thì có thể có cây cam mà khó mong có quả cam. Hoặc có
hạt cam, có phân đất nước ánh nắng... có người vun quén, song bị sâu trùng ăn gốc,
đục trong thân cây - nghịch nhân - thì cây cam ấy sẽ bị hoại. Hoặc có trường hợp
dường như không nhân mà thành quả. Như chúng ta dọn sạch một thửa đất để trồng
trọt. Thửa đất ấy, chúng ta cuốc không còn một gốc cỏ, lượm sạch không sót một cọng
cỏ, ta tự cho là đất thật sạch. Thế mà, qua một vài trận mưa, chúng ta thấy từ lòng đất
cỏ vọt lên lấm tấm đều hết. Cỏ này từ đâu đến? Phải chăng đất sanh cỏ? Thật không
phải thế, bởi những hạt cỏ li ti đã nằm sẵn trong lòng đất mà mắt chúng ta không thể
thấy. Gặp mưa, chúng nẩy mầm lên cây là lý đương nhiên. Đây là vì nhân nhỏ nhiệm
chúng ta không thấy, nên có những nhận xét sai lầm.

Lại có trường hợp khác, một hôm Tăng chúng trong chùa chúng tôi ra thăm

vườn, bẻ được hai trái mãng cầu xiêm, từ hai cây mãng cầu cách nhau độ bốn thước
tây. Khi xẻ ra ăn, cả chúng đều ngạc nhiên, trố mắt nhìn nhau, đặt câu hỏi: Tại sao
cùng một loại, chung một thửa đất, mà trái này ngọt, trái kia chua? Mỗi người đều có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.