BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 145

LÀM SAO TU THEO PHẬT?

Chỉ dạy chúng sanh tu hành thành Phật là bản hoài của chư Phật. Song vì trình
độ khả năng sai biệt của chúng sanh, không thể đồng tu theo một môn và đồng kết quả
như nhau được, bất đắc dĩ Phật phải dạy nhiều phương pháp tu khác nhau. Trong đó
đại khái chia làm hai loại: tu còn luân hồi, tu ra khỏi luân hồi (giải thoát).

Tu còn luân hồi

Trong

phần Phật pháp ở trước, Chân lý phổ biến có Nhân quả và Duyên sanh,

động cơ chủ yếu của hai lý này là Nghiệp. Cho nên nói “nghiệp quả” và “nghiệp
duyên”. Do nghiệp lành dữ làm nhân đưa đến kết quả tốt xấu là quả. Bởi nghiệp lôi
cuốn thúc đẩy theo duyên kết hợp sanh trưởng, nghiệp mãn duyên rã rời thì hợp thể tan
hoại. Thế nên, nghiệp là chủ động trong vòng luân hồi. Nghiệp hệ trọng dường ấy,
chúng ta cần biết nó là gì?
Nghiệp là hành động tạo tác của chúng sanh, xuất phát từ thân miệng ý, nói gọn
là tác động. Tác động do chúng sanh tạo ra, rồi chi phối lại chúng sanh. Ví như chàng
họa sĩ tưởng tượng vẽ hình một mỹ nữ, vẽ xong ngắm xem những nét kiều diễm của
mỹ nữ, chàng ta lại sanh yêu bức họa do chính tay mình vẽ. Cũng thế, chúng sanh do
thân miệng ý tạo nghiệp, nghiệp lại lôi cuốn chúng sanh đi thọ quả báo, thọ báo lại tạo
nghiệp, mãi mãi không cùng. Sự quanh quẩn xuống lên do động cơ nghiệp thúc đẩy,
gọi là luân hồi.
Nói

đến nghiệp là xác định quyền làm chủ của chính mình, mình tạo rồi mình

chịu, không do sức thiêng liêng nào tạo nên, cũng không do sự bắt buộc của tha nhân.
Chỉ có tác động của chúng ta, lâu thành thói quen có sức mạnh chi phối lại chúng ta.
Ví như bệnh hút thuốc, ghiền rượu chẳng hạn. Không có người nào vừa biết ăn biết nói
là ghiền thuốc ghiền rượu ngay, phải do buổi đầu tập tành lâu ngày thành thói quen, có
sức mạnh thúc đẩy người ta phải tiếp tục đi theo con đường đó, tức là thành bệnh
ghiền. Khi đã thành bệnh ghiền thì, chi phối hoàn toàn đời sống của họ, có đôi khi họ
chán sợ cái bệnh của mình, muốn dừng bỏ mà không thể bỏ được. Đó là sức mạnh của
nghiệp dẫn.
Nghiệp có chia nghiệp lành và nghiệp dữ, nhưng cả hai đều còn cuốn hút trong
vòng luân hồi. Người biết tu cần gây tạo nghiệp lành, chừa bỏ nghiệp dữ. Đó là chúng
ta biết chọn lựa sự luân hồi tốt đẹp an ổn trong tương lai. Như ở thế gian:

người muốn tìm thú vui tao nhã một mình, hằng ngày tập uống trà chơi

kiểng làm thơ, lâu rồi thành thói quen, thiếu những thứ ấy nghe buồn bực khó chịu, đã
thành nghiệp trà thơ.

người thích thú vui cờ nhạc cùng vài tri kỷ đánh nhạc chơi cờ, dần dần thành

thói quen, thiếu nó cũng không chịu nổi, đã thành nghiệp cờ đàn.

người ưa cái vui say sưa nhộn nhịp vào cao lâu tửu điếm hí trường, mãi

thành thói quen, không đến đó cảm nghe sầu não bứt rứt, đã thành nghiệp rượu chè.

người thích đỏ đen rủ nhau đến sòng bạc, nhiều lần trở nên ghiền cờ bạc, đã

thành nghiệp cờ bạc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.