BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 147

Mặc dù thế, muốn giúp sức mạnh cho việc tu dừng nghiệp và chuyển nghiệp

được kết quả viên mãn, điều kiện tiên quyết phải Qui y Tam Bảo và giữ gìn năm giới.

Qui y là đặt định hướng cho cả cuộc đời của mình. Chúng ta tập tu dừng nghiệp

và chuyển nghiệp để nhằm mục đích gì? Phải chăng vì muốn tiến theo gót chân của
đức Phật, sống theo chánh pháp của Ngài, nương sự hướng dẫn của chư Tăng, để cuộc
sống của chúng ta càng ngày càng vươn cao. Suốt đời chúng ta nhằm thẳng mục tiêu
ấy mà tiến, không còn thái độ ngại ngùng chần chờ, dũng cảm cương quyết vượt mọi
trở ngại, đến được mục tiêu mới thôi. Được vậy mới đúng tinh thần Qui y Tam Bảo,
tức là xứng đáng sự trở về nương tựa Phật, Pháp và Tăng.
Giới luật là hàng rào ngăn chận ba nghiệp khỏi rơi vào hố tội lỗi. Gìn giữ năm
giới là trạm nghỉ chân đầu trên con đường tu dừng nghiệp. Thiếu trạm nghỉ chân này,
chúng ta không đủ sức khỏe leo lên ngọn núi thiện nghiệp an toàn. Năm giới cũng là
nấc thang đầu trên cây thang giải thoát. Mọi sự an lành siêu thoát đều bắt nguồn từ
năm giới. Cho nên là Phật tử phải xem trọng và tuân giữ năm giới, như người gìn giữ
hòn ngọc quí, trong khi đi xuyên qua bọn người bất lương.

Bởi qui y giữ giới có tánh cách quan yếu như thế, nên mọi người muốn trở

thành Phật tử trước phải phát nguyện qui y Tam Bảo và gìn giữ năm giới. Đầy đủ qui
giới rồi, chúng ta mới có thể tiến tu lên các pháp môn khác.

Tu ra khỏi luân hồi (giải thoát)

Chúng

ta

đã biết chủ động lực trong vòng luân hồi là nghiệp, thân miệng ý là

nơi xuất phát nghiệp, nghiệp còn thì còn luân hồi, nghiệp sạch thì hết luân hồi. Nhưng
trong ba nghiệp, ý nghiệp là chủ động, vì có ý nghĩ mới sai khiến miệng nói thân làm.
Muốn sạch nghiệp, chúng ta trước phải lo tảo thanh ý nghiệp. Không chịu dọn dẹp ý
nghiệp, chỉ lo tu tập thân miệng, là làm việc ngọn ngành.
Thuở xưa, Tổ Hoài Nhượng ở Nam Nhạc thường thấy Thiền sư Đạo Nhất (Mã
Tổ) ra tảng đá ngồi thiền suốt ngày. Tổ đến hỏi: Đại đức ngồi thiền để làm gì? Đạo
Nhất thưa: Để làm Phật. Hôm sau, Tổ lấy hòn gạch đến trên phiến đá bên cạnh tảng đá
Đạo Nhất ngồi thiền, Tổ mài. Đạo Nhất thấy lạ hỏi: Thầy mài gạch để làm gì? Tổ đáp:
Mài để làm gương. Đạo Nhất thưa: Mài gạch đâu thể làm gương được? Tổ bảo: Ngồi
thiền đâu thể thành Phật được. Đạo Nhất hỏi: Vậy làm thế nào mới phải? Tổ bảo: Như
trâu kéo xe, nếu xe không đi, đánh xe là phải, đánh trâu là phải? Đạo Nhất lặng thinh.

Xe là cái bị động, trâu là chủ động. Muốn điều khiển xe đi phải nhằm thẳng cái

chủ động thôi thúc nó. Cắm đầu đánh đập thôi thúc cái bị động chỉ là việc phí công vô
ích. Thân miệng là cái bị động, ý là chủ động, không chịu thúc liễm ý, cố kềm thân
ngồi ngay thẳng hay khiến miệng đọc tụng mãi, cũng là việc không công. Thúc liễm
kềm hãm ý đâu hạn cuộc hình thức ngồi hay đứng, mà cả bốn oai nghi, đi đứng ngồi
nằm, đều phải theo dõi luôn. Hằng theo dõi như thế, khả dĩ chận đứng được ý nghiệp.
Ý nghiệp dừng lặng rồi, thân nghiệp, khẩu nghiệp theo đó được thanh tịnh.
Thế nên, những phương pháp tu trong đạo Phật như: tụng kinh, trì chú, niệm
Phật, tọa thiền... đều nhắm thẳng chận đứng ý nghiệp. Các vị Tôn túc thường dạy:
“Tụng kinh không loạn tưởng mới đầy đủ phước đức, trì chú tâm không xao động mới
linh nghiệm, niệm Phật nhất tâm mới được vãng sanh, tọa thiền tâm lặng lẽ mới được
chánh định.” Không loạn tưởng, tâm không xao động, nhất tâm, tâm lặng lẽ đều là
trạng thái dừng lặng của ý nghiệp. Tuy pháp tu có thô tế khác nhau, song cứu kính đều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.