BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 148

gặp nhau ở chỗ dẹp sạch ý nghiệp. Đứng về mặt cứu kính nhìn nhau, chúng ta dung
thông tất cả pháp tu không thấy gì chướng ngại. Từ cửa phương tiện phê bình nhau,
chúng ta thấy dường như có mâu thuẫn lẫn nhau. Cho nên người thông là nhìn đến chỗ
cứu kính, kẻ hạn cuộc chỉ thấy ở phương tiện. Phật pháp như ngôi nhà nhiều cửa, bất
luận từ cửa nào miễn vào được trong nhà đều gặp nhau, đồng chứng kiến những sự vật
hiện có như nhau. Băn khoăn thắc mắc tại sao người đó đi cửa kia không đi cửa này,
hoặc cố tình khuyến dụ họ trở lại đi cửa này, đừng đi cửa kia, là tâm trạng của kẻ học
Phật sơ đẳng. “Hãy tự do chọn lấy một cửa nào thuận tiện với vị trí đang đứng, cố
gắng tiến vào nhà sẽ được lợi ích”, đây là lời khuyên của người thông suốt.
Phạm vi quyển sách này, chúng tôi chỉ giải thích đơn giản về hai phương pháp
Niệm Phật và Tu Thiền. Nói khác đi là lối tu của Tịnh độ tông và Thiền tông, để hành
giả nương theo đó tiến tu giải thoát luân hồi sanh tử.

Phương pháp niệm Phật

Phương pháp niệm Phật có Quán tưởng niệm Phật và Trì danh niệm Phật. Quán
tưởng niệm Phật căn cứ kinh Quán Vô Lượng Thọ, Trì danh niệm Phật căn cứ kinh A-
di-đà. Trì danh niệm Phật được đại đa số Tăng Ni và Phật tử tu tập, nên ở đây riêng
giải thích.

Pháp môn tu tập nào của Phật dạy đều có chia Phương tiện và Cứu kính.

Phương tiện ví như cửa cổng, cứu kính ví như ông chủ nhà. Muốn gặp ông chủ nhà,
trước tiên chúng ta phải từ cửa cổng đi vào nhà. Nếu không nương cửa cổng thì khó
vào đến nhà, huống là gặp ông chủ. Cửa cổng là điều kiện tiên quyết để gặp ông chủ,
thiếu điều kiện này thì sự mong muốn khó thành đạt. Phương pháp Trì danh niệm Phật
muốn được kết quả viên mãn, trước phải khéo ứng dụng phương tiện của nó.
Thế nào là phương tiện của pháp Trì danh niệm Phật?
Phương tiện Trì danh niệm Phật là “dùng tình cảm để dẹp tình cảm”, nói cụ thể
hơn “dùng gai lể gai”. Cho nên cửa phương tiện của nó là Ưa (hân) và Chán (yếm)
hay hồi hướng. Bởi vì phàm phu chúng ta hằng đắm mê theo dục lạc thế gian, thường
ngày tâm niệm cứ tung tăng đuổi theo dục lạc, muốn dừng tâm niệm lại, song không
tài nào dừng nổi. Thấy thế, Phật thương xót vì chúng ta nói kinh A-di-đà, chủ yếu
trong ấy, trước diễn tả cảnh trang nghiêm đẹp đẽ ở cõi Cực Lạc, sau chê trách sự khổ
sở nhơ nhớp ở cõi Ta-bà, khiến chúng sanh sanh tâm ưa thích cõi Cực Lạc, chán ngán
cõi Ta-bà. Tâm ưa chán đến cao độ thì niệm danh hiệu Phật dễ được nhất tâm. Nếu
không biết ưa chán, dù có niệm Phật cũng chỉ niệm trong loạn tưởng mà thôi. Thế nên,
Ưa Chán là cửa cổng đi vào ngôi nhà Cực Lạc.

Ưa cái gì?

Thể theo kinh A-di-đà, đức Phật Thích-ca định nghĩa cõi Cực Lạc là:

“Chúng sanh trong cõi này không có các thứ khổ, chỉ thọ các điều vui, nên gọi

là Cực Lạc.”

Lại nữa, cõi Cực Lạc nào là hàng rào, lưới giăng, hàng cây đều làm bằng bốn

thứ báu – bạc, vàng, lưu ly, pha lê - ao nước rất ngon lành đầy đủ tám thứ công đức,
trên bờ ao có nhà lầu xây bằng bảy báu -bạc vàng lưu ly pha lê xa cừ xích châu mã não
- dưới ao có hoa sen lá to bằng bánh xe, hoa nở phát ánh sáng tùy theo sắc và nhả
hương thơm ngào ngạt, có nhạc trời, có mưa hoa, có chim hót thành tiếng nói pháp ...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.