-
Biếm đến nước vô sanh.
-
Nước vô sanh đâu không phải chỗ y an thân lập mạng?
-
Nước chết không chứa được rồng.
-
Thế nào là nước sống chứa rồng?
-
Dậy mòi chẳng thành sóng.
-
Bỗng khi đầm nghiêng núi đổ thì thế nào?
Sư bước xuống giường thiền, nắm đứng thầy Tri viên bảo:
-
Chớ nói ướt góc ca-sa của lão Tăng.
Giặc nhà khó giữ là vọng tưởng do sáu chú giặc (lục tặc) dẫn vào. Biết vọng
tưởng là giả dối, nó không hại ta được, trái lại ta đã điều phục chúng. Sau khi biết nó,
tự nó dừng lặng, càng lâu càng lặng là an trụ chỗ vô sanh. Nhưng đừng thấy đây là cứu
kính, mà phải chết chìm trong ấy, cần phải phấn phát tỉnh giác, hằng tỉnh sáng đầy đủ
diệu dụng mà không động, mới thật nước sống chứa rồng. Đến đây dù trời nghiêng đất
sụp cũng không lay động tâm thiền giả, đó là “không ướt góc ca-sa của lão Tăng”.
Thành
quả của lối tu này, không phải được thần thông mầu nhiệm, biến hóa tự
tại, mà quí ở chỗ tám gió (bát phong) thổi chẳng động. Tám gió là:
Lợi - Được tài lợi tâm không xao xuyến.
Suy - Gặp suy hao lòng vẫn thản nhiên.
Hủy - Bị hủy nhục lòng không bực tức.
Dự - Được công kênh tâm vẫn như không.
Xưng -Được ngợi khen tâm vẫn bình thản.
Cơ - Bị chê bai lòng không biến đổi.
Khổ - Gặp đau khổ lòng vẫn an nhiên.
Lạc - Được việc vui tâm không xao động.
Cho
đến, dù đối đầu với hoàn cảnh nào, gặp việc khó khăn gì, tâm vẫn như như
bất động, đây là thành công viên mãn của người tu thiền.
- Từ có ra không
Do
nhận được chân tánh nơi mình, nhìn ra vạn vật đều là tướng giả dối do nhân
duyên hòa hợp. Chân tánh là thật tướng mà không tướng, rời cả nhân duyên và tự
nhiên, giác không tăng mê cũng chẳng giảm, còn nói gì là thường hay vô thường. Linh
minh tỉnh sáng, hằng có mặt nơi mọi chúng sanh, mà chúng sanh tự bỏ quên, chúng
sanh nhận được, gọi là Phật. Chúng ta hãy nghe Thiền sư Đại An hỏi Tổ Bá Trượng:
- Con muốn cầu biết Phật, thế nào là phải?
-
Thật là người cỡi trâu tìm trâu.
- Sau khi biết thế thì thế nào?
-
Như người cỡi trâu về đến nhà.
-
Chẳng biết trước sau gìn giữ thế nào?