BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 18

Trên

đường tu hành, chúng ta thấy chướng nhiều thuận ít, hoặc trong khi phát

nguyện tu hành gặp toàn những trở ngại, hoặc thân thể bệnh hoạn ngăn trở sự tu, hoặc
túc nghiệp ác duyên khiến mờ mịt ngu tối... gặp hoàn cảnh này, chúng ta nên đến trước
hình tượng Phật, Bồ-tát thành tâm sám hối. Bởi những nghiệp duyên đời trước, hiện
nay chúng ta không nhớ không biết, chỉ thấy những hiện tượng bất tường, nhận ra
mình còn nhiều ác chướng, đến trước Phật, Bồ-tát thành tâm sám hối. Với lòng thiết
tha tâm chân thành, chúng ta đảnh lễ Phật, Bồ-tát, quì gối chí thành phát lên những lời
chí thiết sám hối và hứa nguyện, cầu Phật, Bồ-tát chứng minh. Bởi lòng thành khẩn
thiết tha này, nên sám hối tội lỗi chóng sạch. Lời văn sám hối những nghiệp chướng cũ
thu gọn trong bốn câu này:

Xưa con đã tạo bao ác nghiệp

Đều bởi muôn thuở tham sân si

Từ thân miệng ý mà phát sanh

Tất cả, nay con xin sám hối.

IV.- TINH THẦN SÁM HỐI

Sám

hối đúng ý nghĩa của nó phải có đủ tâm hổ thẹn và cầu tiến. Vì hổ thẹn,

chúng ta không thể chứa chấp tội lỗi mãi, cần thành tâm sám hối rồi mới an ổn. Với
tinh thần cầu tiến chúng ta phải dứt khoát những lỗi lầm đã qua bằng cách sám hối, để
vui vẻ tiến lên con đường đạo đức. Có thế, sự tu hành tinh tấn không bị chướng ngại.
Bởi hổ thẹn và mong mỏi vươn lên, sau khi sám hối, chúng ta tuyệt đối không để tái
phạm những lỗi cũ. Chính khi sám hối không phải bị ai bắt buộc, chỉ do tâm hổ thẹn
thúc đẩy, chí thành tha thiết sám hối. Lòng chí thành tha thiết sẽ giúp chúng ta sạch hết
mọi tội lỗi.
Tuy

nhiên,

đã thành tâm sám hối lý đáng không được tái phạm lỗi ấy nữa, song

vì hoàn cảnh bất khả kháng, hoặc vì tâm yếu mềm chống chọi không lại, rồi dẫm lại
vết xưa. Thế đã dở lắm rồi, nhưng chúng ta cũng thành tâm sám hối đừng nản. Còn
biết sám hối, chúng ta còn thấy đó là tội lỗi, nếu buông xuôi luôn, tội lỗi càng ngập
đầu. Vì thế, có khi một lỗi phạm đến đôi ba lần, lần nào chúng ta cũng vẫn mạnh dạn
sám hối, đừng vì tự ái không dám sám hối những lỗi đã tái phạm, tự ái này là gốc
khiến ta buông lung tột độ.
Tinh

thần sám hối buộc chúng ta phải thành khẩn thiết tha, hổ thẹn cầu tiến,

vạch trần những lỗi lầm đã làm, cầu xin sám hối. Vì vậy, khi sám hối đương sự phải
cần cầu tha thiết, lời lẽ trình bày chân thành rành rõ thiết yếu, phát nguyện chừa cải
một cách mạnh dạn, mới đúng ý nghĩa sám hối. Nhưng gần đây các chùa cứ theo lệ
xưa, chiều mười bốn và chiều ba mươi tổ chức lạy sám hối Hồng Danh, sau khi lạy quì
xuống tụng nguyên bản văn dịch âm chữ Hán, Phật tử đọc thuộc lòng mà không hiểu
biết gì hết. Như thế, cứ lạy tụng xong gọi là xong thời sám hối. Sám hối như thế mất
hết tinh thần cao cả, ý nghĩa thâm sâu của nó. Hằng ngày Phật tử làm những tội lỗi gì
cũng được, miễn đến ngày mười bốn và ba mươi đi sám hối một thời là sạch. Quả là
một việc làm lấy lệ không đúng tinh thần đạo Phật.

V.- LỢI ÍCH SÁM HỐI

Nếu người phạm tội một lòng thành khẩn thiết tha sám hối, sau khi sám hối

tuyệt đối không tái phạm, người này chưa phải là thánh, nhưng đã là bậc hiền. Bởi vì
tất cả thế gian này có ai không có tội lỗi, chỉ khác nhau nhiều hay ít, biết chừa cải hay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.