không biết chừa cải ấy thôi. Đã có tội lỗi mà biết ăn năn hối cải, tội lỗi ấy sẽ giảm
xuống dần dần, cho đến hết, người như thế không phải bậc hiền là gì? Cho nên trong
cuộc sống này, chúng ta đừng đòi hỏi mình hay mọi người không có tội lỗi, chỉ cần khi
lỡ phạm tội lỗi mình cũng như mọi người phải hổ thẹn ăn năn thành tâm sám hối,
nguyện chừa cải hẳn sau này. Được thế, chúng ta đều là con người tiến bộ, là kẻ sẽ
vươn lên bậc Hiền Thánh ở mai kia. Sám hối muốn hết tội phải nhắm thẳng động cơ
chánh yếu của nó. Như bài kệ này:
Tánh
tội vốn không do tâm tạo
Tâm
nếu diệt rồi tội sạch trong
Tội trong tâm diệt cả hai không
Thế ấy mới là chân sám hối.
Hành động ăn cướp ăn trộm, tự nó không thể thành nghiệp phải do lòng tham
thúc đẩy. Lòng tham là động cơ chánh yếu của hành động trộm cướp. Thế nên nói
“tánh tội vốn không do tâm tạo”. Lòng tham dứt rồi thì hành động trộm cướp làm gì
còn. Quả là cả tâm cả tội đều sạch, sự sám hối này mới là chân chánh sám hối. Chân
chánh sám hối thì tội lỗi nào mà chẳng sạch.
Hoặc khi sám hối thì thành khẩn tha thiết, song sau đó lại mau quên thỉnh
thoảng lại tái phạm. Tái phạm lại sám hối, năm lần mười lượt như vậy, tuy tội không
sạch được, mà do bền chí sám hối nó cũng mòn dần. Đây có thể là trường hợp của
hạng trung bình chúng ta. Chúng ta chưa được một lần sám hối là dứt khoát không
phạm, mà lâu lâu lại tái phạm tội cũ. Đừng thối chí đừng nản lòng, chúng ta lại dập
đầu sám hối nữa. Biết như thế là dở, song dở phải chịu dở chớ sao; biết dở chịu dở còn
hơn người không biết không chịu.
Có sám hối là có suy giảm tiêu mòn, chúng ta hằng ngày mang tâm hổ thẹn,
lòng thiết tha sám hối mãi. Nhắc đi lập lại đôi ba mươi lần, nó cũng có sức mạnh, đây
là hành động thấp mình khiến tâm ngạo mạn tiêu mất, lâu ngày công đức cũng được
đầy đủ. Dám sám hối cũng là một việc làm can đảm, nó là sức mạnh đẩy chúng ta tiến
lên. Tu mà không gan dạ sám hối, quả là người hèn nhát che dấu không thể nào tiến
lên được.
VI.- KẾT LUẬN
Người đời đa số có tội lỗi tìm mọi cách khéo léo che giấu đắp điếm cho người
khác đừng thấy lỗi mình, chúng ta có lỗi can đảm nhận chịu và can đảm phơi bày cho
người khác biết để sám hối. Thế đã vượt hơn người đời một bậc đáng kể rồi. Huống là,
biết lỗi rồi ăn năn hổ thẹn quyết tâm chừa cải để khỏi phạm lại lần thứ hai, người này
hẳn đã đi theo bước đường của Hiền Thánh. Căn bản của sự tu hành là sửa đổi những
điều dở, nếu chúng ta không còn dở thì ai cần tu. Sửa đổi những điều dở, sám hối là
thượng sách. Người biết sám hối, là biết tu, ngược lại có lỗi mà không biết sám hối, dù
có mang hình thức nhà tu kẻ ấy cũng chưa biết tu. Sám hối với một tâm chí thành, với
một lòng tha thiết, xấu hổ những lỗi đã làm, quả quyết không tái phạm, người này
không còn tội lỗi nào mà chẳng sạch. Dù có tạo tội bao nhiêu, họ vẫn là người tốt ở
mai sau.