BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 20

CÚNG DƯỜNG TAM BẢO

I.- MỞ ĐỀ

Thấy người làm việc lành việc phải, mình tán thán bằng lời, hoặc góp một phần

công, giúp một phần của để thành tựu công việc lành ấy. Quả là người này đã có lòng
lành đáng quí đáng mến. Huống nữa, Tam Bảo là cây cầu đưa chúng sanh từ bến mê
qua bờ giác, Tam Bảo là con thuyền cứu vớt chúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa
đến bờ Niết-bàn, Tam Bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạc trong
rừng tối vô minh. Người phát tâm tán trợ bồi bổ tô đắp cho Tam Bảo thường còn ở thế
gian thì công đức biết bao kể xiết. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian, chúng ta phát
tâm cúng dường, quả là việc làm tự lợi lợi tha đầy đủ.

II.- ĐỊNH NGHĨA

Cúng

dường là nuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự

bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường. Tam Bảo là
Phật, Pháp và Tăng. Phật đã quá khứ, chỉ còn lại hình tượng. Pháp bắt nguồn từ chữ
Phạn đến chữ Hán còn nằm sẵn trong kho tàng nhà chùa. Tăng là những tu sĩ tu theo
Phật học chánh pháp. Chính những vị này có bổn phận gìn giữ hình tượng Phật còn,
phiên dịch giảng giải chánh pháp. Tam Bảo đều quí kính, song hệ trọng nhất là Tăng.
Nếu không có Tăng ai gìn giữ chùa chiền, ai giảng dạy chánh pháp? Thế nên, cúng
dường Tam Bảo là nói chung, mà hệ trọng là Tăng. Tăng chúng còn là Tam Bảo còn,
Tăng chúng mất thì Tam Bảo cũng vắng bóng. Vì thế mọi sự cúng dường đều đặt nặng
vào Tăng, với mục đích Tam Bảo tồn tại ở nhân gian.

III.- CÚNG DƯỜNG SAI LẠC

Thế mà có những người cúng dường một cách lệch lạc mất hết ý nghĩa cúng

dường. Như có một Phật tử đi chùa đến thầy Trụ trì xin cúng năm đồng, liền đó được
nghe hỏi “cầu cái gì”, Phật tử ngơ ngác. Thầy Trụ trì hỏi thêm “cầu an hay cầu siêu”,
Phật tử bóp đầu suy nghĩ đáp “cầu siêu”, rồi biên một dọc tên vào sổ cầu siêu. Phật tử
này như thế, Phật tử khác cũng thế. Đã thành thông lệ, cúng chùa là phải cầu siêu hay
cầu an. Cầu an cầu siêu cho bản thân mình, cho gia đình mình, cho thân thuộc mình, sự
cúng ấy quả là vì mình. Vì mình mà đi chùa, vì mình mà cúng chùa đích thực là tham
lam ích kỷ. Nếu mang một tâm niệm tham lam ích kỷ đến với đạo, chưa xứng đáng
một Phật tử. Cái hư dở này tại ai? Chính tại người hướng dẫn đã chỉ lối sai lạc.

Đến phần ông thầy, do Phật tử cầu siêu cầu an nên có tiền. Đồng tiền này sau

một thời kinh cầu nguyện xong, ông tự coi như trọn quyền sử dụng không có tánh cách
e dè sợ sệt gì cả. Nếu một buổi lễ cầu nguyện được Phật tử cúng nhiều tiền, thế là ông
mặc tình phung phí, vì tự cho do công tụng cúng của mình mà được. Thế thì đời tu
hành cốt vì giác ngộ giải thoát, vô tình trở thành người tụng kinh mướn. Người tu cốt
xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo, biến thành kẻ thụ hưởng. Trái với mục đích xuất gia,
trở thành kẻ hư hèn, chính vì nhận đồng tiền phi pháp. Cầu nguyện là một điều phụ
thuộc nhỏ nhít trong Phật pháp, vì nó không phải là chân lý. Thế mà, người ta thổi
phồng nó lên, để rồi cả đời người tu gần như hết tám mươi phần trăm (8O%) Phật sự
đều nằm trong những lễ cầu nguyện. Truyền bá một điều không phải chân lý, ắt hẳn
chánh pháp phải chịu suy đồi. Người có trách nhiệm hướng dẫn Phật tử mà một bề cổ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.