BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 3

ĐẠO PHẬT

I.- MỞ ĐỀ

Chúng sanh đang chìm đắm trong biển khổ sanh tử, dong thuyền ra cứu vớt họ

là sự ra đời của đạo Phật. Đêm tối vô minh che phủ tất cả chúng sanh, cầm đuốc sáng
soi đường cho họ là trách nhiệm của đạo Phật. Đạo Phật đến với chúng sanh trong một
niềm khát vọng vô biên, một sự trông chờ tột độ. Nhưng, con thuyền có giá trị cứu
mạng khi nào người sắp chết chìm biết bám lấy nó. Ngọn đuốc là một cứu tinh, khi
nào những kẻ lạc đường trong đêm tối khao khát muốn ra. Con thuyền và ngọn đuốc sẽ
vô bổ, nếu những kẻ sắp chết chìm và người lạc trong đêm tối chấp nhận cái gì mình
đang chịu. Cũng thế, đạo Phật sẽ vô ích với những chúng sanh chấp nhận sanh tử và an
phận trong vô minh. Vì thế, đạo Phật có mặt trên thế giới này đã hơn hai ngàn năm
trăm năm, còn biết bao nhiêu người nhìn nó với cặp mắt xa lạ. Song những kẻ đã nếm
được pháp vị, thấy công đức của đạo Phật đối với mình vô vàn không sao kể hết. Thật
đúng với câu “Phật hóa hữu duyên nhân”.

II.- ĐỊNH NGHĨA

Đứng về hành động, đạo Phật là con đường đưa người trở về cố hương giác

ngộ. Hoặc đạo Phật là phương pháp giúp người tiến tu đến giác ngộ. Đứng về thực thể,
đạo Phật là tánh giác sẵn có của tất cả chúng sanh.
Những kẻ phiêu lưu ở tha phương viễn xứ ước mơ khao khát trở về cố hương,
đạo Phật là tấm bản đồ vẽ rõ con đường trở về cố hương, do bàn tay của người đồng
cảnh ngộ đã trở về đến tận quê nhà, đức Thích-ca Mâu-ni. Nếu ý thức được cảnh khổ
của người xa quê, một lòng quyết chí trở về cố hương được người trao tay cho tấm bản
đồ, biết rõ con đường về quê thì còn sung sướng nào hơn. Không cam chìm sâu trong
đêm tối vô minh, người cương quyết tiến lên con đường giác ngộ, nắm vững những
phương tiện tiến tu, chắc chắn sớm chiều sẽ được mãn nguyện.

Đứng trên bờ biển thấy toàn biển đều là sóng, bởi cơn gió mạnh, người ta ngơ

ngác không biết làm sao tìm ra nước biển. Nếu đây là sóng thì nước biển ở đâu ?
Những lượn sóng đuổi nhau lặn hụp hò hét ầm ì, mặt biển là những cái biến động ấy
sao? Người sáng suốt nghe thế, bảo họ rằng: “Chính sóng ấy tức là nước”, “cái biến
động kia chỉ là hiện tượng của mặt biển tĩnh lặng”. Hãy ngay nơi sóng, chúng ta nhận
ra nước, trên cái biến động biết được thể tịnh. Hiện tướng vô minh và tánh giác cũng
thế.

Tất cả những vọng tưởng điên đảo là hiện tướng vô minh, vọng tưởng lặng lẽ là

tánh giác thanh tịnh.

Tuy hai tên hai tướng khác nhau, song không thể rời vô minh tìm được tánh

giác, như sóng với nước. Tánh giác là cái thể chẳng sanh chẳng diệt của mỗi con người
chúng ta, hằng tàng ẩn trong con người vô thường sanh diệt này, như thể tĩnh lặng của
mặt biển sẵn có trên tướng biến động ầm ì. Bởi chúng sanh sẵn có tánh giác mà quên,
nên đức Thích-ca thương xót giáo hóa chỉ dạy cho thức tỉnh, đó là đạo Phật.
Chủ yếu của đạo Phật là giác ngộ, nên được biểu trưng bằng phóng quang, ngọc
minh châu, cây đuốc, ngọn đèn. Nói đến đạo Phật là nói đến giác ngộ; mọi hình thức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.