BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 4

mê tín hiện có trong đạo Phật, do người sau ứng dụng sai lầm, chớ không phải thực
chất của đạo Phật.

III.- LÝ THUYẾT

Phần lý thuyết của đạo Phật rất phong phú, nói chung là Tam Tạng giáo điển,

gồm Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Luận. Tam Tạng này hiện ấn hành có hai văn hệ:
Bali Tạng, Hán Tạng. Bali Tạng thuộc Nam truyền Phật giáo, Hán Tạng thuộc Bắc
truyền Phật giáo. Ở đây, chúng tôi nói về hệ thống Hán Tạng. Bộ Hán Tạng hiện do
Nhật Bản và Đài Loan ấn hành gồm trên năm ngàn quyển. Thật là một kho tàng văn
hóa dồi dào, chính những người tu sĩ Phật giáo cũng chưa chắc đã đọc hết. Trong ba
Tạng, quan trọng nhất là tạng Kinh, vì tạng Luận là giải thích lại tạng Kinh, còn tạng
Luật nói rõ về nghi thức luật lệ của người tu. Trong tạng Kinh tổng quát chia làm ba
phần : hệ thống A-hàm, hệ thống Bát-nhã, hệ thống Pháp Hoa, Niết-bàn, Hoa Nghiêm.
Hệ thống A-hàm giải thích về triết lý vô thường, khổ, không, vô ngã. Hệ thống Bát-
nhã giải thích tự tánh các pháp là Không, chỗ tánh Không ấy là tướng chân thật. Hệ
thống Pháp Hoa, Niết-bàn, Hoa Nghiêm giải thích chúng sanh sẵn có tánh giác gọi là
Trí tuệ Phật, Tri kiến Phật, Niết-bàn.

Tuy nhiên, vì truyền bá lâu xa khó tránh khỏi những tư tưởng tập tục sai lầm

chen lẫn trong chánh pháp. Chúng ta muốn phán định chánh tà, trong kinh có dạy dùng
Tứ pháp ấn, Tam pháp ấn, Đệ nhất pháp ấn để ấn định đúng sai. Tứ pháp ấn là vô
thường, khổ, không, vô ngã. Tất cả những kinh thuộc hệ thống A-hàm nói không ngoài
bốn lý này, nếu nói khác bốn lý này là tà thuyết. Tam pháp ấn là chư hạnh vô thường,
chư pháp vô ngã, Niết-bàn tịch tịnh. Đây là trùm cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa đều nằm
gọn trong ấy. Đệ nhất pháp ấn là Nhất tâm chân như. Phần này chỉ riêng hệ thống Pháp
Hoa..., không can hệ đến hai hệ thống kia. Nắm được cái căn bản này, chúng ta tạm
biết cương yếu học Phật.
Phần lý thuyết của đạo Phật khác hẳn với thuyết lý của những triết gia, học giả
khác. Bởi vì họ dùng suy tư nghĩ tưởng biện thuyết, còn đây do đức Phật sau khi giác
ngộ thấy lẽ thật như thế, tùy hoàn cảnh trường hợp đem ra chỉ dạy cho người. Người
khéo ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống sẽ được kết quả tốt đẹp, hoàn toàn không
họa hại. Cho nên, trong kinh nói “lời Phật nói trước, giữa, sau đều thiện”.

IV.- THỰC HÀNH

Ứng dụng phần lý thuyết trên vào cuộc sống hiện tại, sẽ được kết quả tùy theo

khả năng phương pháp mình thực hành. Sự thực hành có chia nhiều thứ bậc: Ngũ thừa,
Tam thừa, Nhất thừa. Chữ thừa ở đây ví dụ cỗ xe chở người đi. Từ vị trí con người chở
đến con người là Nhân thừa. Từ vị trí con người chở đến quả vị chư thiên gọi là Thiên
thừa. Từ vị trí con người chở đến quả vị Thanh văn gọi là Thanh văn thừa. Từ vị trí
con người chở đến quả vị Duyên giác gọi là Duyên giác thừa. Từ vị trí con người chở
đến quả vị Bồ-tát gọi là Bồ-tát thừa. Đó gọi là Ngũ thừa. Bỏ hai phần Nhân thừa và
Thiên thừa còn lại ba thừa sau gọi là Tam thừa. Từ vị trí con người phàm phu chở
thẳng đến quả vị Phật gọi là Phật thừa hay Nhất thừa.

Từ vị trí con người đến vị trí con người mai hậu là, ứng dụng tu hành Tam qui

NGŨ GIớI VÀ NHữNG Nề NếP SốNG HIềN LÀNH CHÂN THậT CủA CON
NGƯờI. Từ Vị TRÍ con người đến quả vị chư Thiên, ứng dụng pháp Thập Thiện vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.