BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 5

đời sống tu hành và Thiền định từ Sơ thiền đến Tứ thiền. Từ vị trí con người đến quả
vị Thanh văn, ứng dụng pháp Tứ đế để tu hành. Từ vị trí con người đến quả vị Duyên
giác ứng dụng pháp Thập nhị nhân duyên tu hành. Từ vị trí con người đến quả vị Bồ-
tát ứng dụng pháp Lục độ tu hành. Từ vị trí con người phàm phu thẳng đến quả vị Phật
ứng dụng phương pháp “tức tâm là Phật” tu hành. Ví như chúng ta muốn đi đến vị trí
nào, khi ra bến xe liền tìm xe đi về vị trí ấy leo lên, sẽ đưa chúng ta đi đến đích như
chỗ mong muốn. Đạo Phật cũng thế, tùy theo sở thích của người mà lập nhiều pháp
môn, ưng pháp môn nào ứng dụng tu hành đều kết quả đúng như sở nguyện. Đó là
phương tiện tùy cơ của đức Phật trên phương pháp giáo hóa chúng sanh. Nếu nói thẳng
bản hoài của Ngài, chỉ muốn chúng sanh thành Phật là mục tiêu duy nhất.

Đao Phật truyền sang Trung Quốc lại chia thành nhiều tông phái, mỗi tông phái

y cứ trên những bộ Kinh hay Luận làm chủ yếu cho sự tu hành. Nếu nói rộng có cả
thảy mười tông, nói hẹp theo sự truyền bá hiện tại có bốn tông. Hiện nay còn bốn tông
đang lưu hành là Thiên Thai tông, Thiền tông, Mật tông, Tịnh Độ tông. Phật giáo Việt
Nam chịu ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc, sự lưu hành các tông phái cũng tương tợ
Trung Quốc.

V.- TRUYỀN BÁ

Ở đây nói truyền bá là đi thẳng vào phương pháp, không căn cứ trên lịch sử.

Những lời dạy của đức Phật được gọi là Kinh, bởi hai lý do: hợp lý và hợp cơ. Một
chân lý dù cao siêu đến đâu, nếu không ứng dụng được vào cuộc đời, chân lý ấy trở
thành không nền tảng, chỉ lơ lửng trên không trung. Chân lý không áp dụng được cho
người sẽ là vô ích. Truyền bá sự vô ích thật là làm một điều vô nghĩa. Lời Phật dạy
đúng chân lý gọi là hợp lý, song lời dạy ấy cũng phải hợp căn cơ trình độ của con
người đương thời thì họ ứng dụng mới được. Hợp lý hợp cơ là hai điều kiện không thể
thiếu trên phương diện truyền bá. Nếu chỉ dạy thích hợp sự ưa thích của người mà
không có chân lý sẽ đưa đến mê tín và tội lỗi. Một trọng trách của người truyền bá,
phải nhận định sáng suốt, để không bị lỗi thời hay sai chân lý. Chính đây là ý nghĩa
“tùy duyên mà bất biến” của tinh thần Đại thừa. Bất biến là hợp lý, tùy duyên là hợp
cơ. Thật là một hình ảnh linh động đi vào cuộc đời của chánh pháp. Người truyền bá
chánh pháp lúc nào cũng linh động mà không sai chân lý. Bởi cuộc đời là một dòng
biến thiên, mỗi thời đều mỗi khác, chúng ta không thể mang hình thức cổ lỗ đi vào thời
đại văn minh. Làm thế, chỉ chuốc sự chán chê của thiên hạ, không lợi gì cho mình, cho
chánh pháp cả. Cũng không thể mang hình thức rất hợp thời trang, mà bỏ mất chân lý.
Tùy duyên mà bất biến, quả là chân lý ngàn đời của người đi ra giáo hóa.

Lại nữa, con người sống lúc nào cũng dung hòa giữa tình cảm và lý trí. Tình

cảm là quả tim, lý trí là khối óc. Quả tim và khối óc phải nhịp nhàng hòa điệu thì con
người mới thanh thản an vui. Nghiêng một bên nào cũng làm mất thăng bằng, khiến
con người dễ mất bình thường. Đạo Phật muốn còn mãi trên nhân gian với con người,
sự truyền bá cũng phải làm thỏa mãn hai phần ấy. Để thỏa mãn phần khối óc, người
truyền bá chánh pháp phải thường giảng dạy Kinh Luận cho Phật tử nghe. Thấm nhuần
triết lý cao siêu của Phật giáo, người Phật tử mới khỏi nghi ngờ khi nghe một lý thuyết
khác. Sự tu hành vững chãi, cũng nhờ hiểu thấu giáo lý siêu thoát của Phật dạy. Giáo
lý là ngọn đuốc sáng đưa người ra khỏi rừng vô minh u tối. Có sẵn trong tay ngọn đuốc
sáng, người Phật tử chắc chắn sẽ thoát khỏi rừng mê. Để thỏa mãn con tim, những hình
thức nghi lễ tán tụng ở nhà chùa, giúp người Phật tử niềm tin được sung mãn. Những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.