BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 307

C

Chương 11

CHÍNH SÁCH CỦA PHÁP TẠI VIỆT

NAM SAU HIỆP ƯỚC 1874

ác cường quốc và Việt Nam đã có những phản ứng khác nhau,
mỗi nước một cách, sau khi bản Hiệp ước 1874 được ký kết.
Thái độ của Pháp và nhất là của chánh phủ Nam kỳ có phần

phức tạp hơn, ít ra là về bên ngoài. Nếu như đối với các nước
ngoài, họ ra vẻ rộng rãi, thì như chúng ta đã thấy, giữa những người
Pháp cai trị, họ tỏ ra thất vọng trước những bản hiệp ước đòi hỏi quá
ít.

Sau khi đã tuyên bố rằng ông ta sẽ chỉ hành động theo ý muốn

của mình, dù có được ủng hộ hay bị cấp trên phản đối; sau khi đã
chuẩn bị một bản hiệp ước cứng rắn cho phía Việt Nam, Duperré bị
tràn ngập, bị phê phán mãnh liệt và sốt ruột muốn kết thúc cho
xong nên đã ký một bản hiệp ước làm mích lòng mọi người. Bắt buộc
phải trả Hà Nội lại, bắt buộc phải gạt bỏ chữ “bảo hộ” đi, trong văn
bản một hiệp ước mà mục đích chỉ nhằm có thế; và quyết định mở
sông Hồng cho giao thương mà trong tay không có một phương tiện
gì đảm bảo; hiệp ước 1874 chẳng khác gì một đứa bé sinh ra đã tàn tật
sẵn.

Những thống đốc kế tiếp Dupré đã cố gắng, ít nhất là

ngoài mặt, để tỏ ra “quên đi” vấn đề Bắc Kỳ. Sau hiệp ước thương
mại ký kết rất nhanh trong thời gian ngắn ngủi thoáng qua của Đô

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.