BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 308

đốc Krantz, Đô đốc Dupré (Duperré), làm thống đốc Nam kỳ ba
năm, chắc chắn chẳng được ai để ý nếu không có công trình khai
thông các kênh, rạch, qua những bãi sình lầy Nam bộ mà mục đích
đầu tiên là phục vụ cho quân sự và cảnh sát.

Việc sửa sang các kênh rạch đó, người Việt Nam đã bị cấm không

được tiến hành theo điều X của Hiệp ước Aubaret, được bắt đầu
cũng gần như cùng thời kỳ mà nam tước Haussmann, vì mục đích
quân sự, đã cho đào những cái hố to ngay giữa những khu phố bình
dân Paris: vấn đề là ngăn ngừa và đàn áp cuộc khởi nghĩa của “Văn
Thân”
đang tái diễn tại Nam bộ, năm 1875, dưới sự chỉ đạo của Thủ
Khoa Huân

(1)

, lãnh tụ của phong trào 1862 bị đày ở La Réunion về.

Theo “nguyên lý” của Rheinart, nhà cai trị tại Nam kỳ đã viết,

sau đó khi nói về cuộc nổi dậy đó thì:

“Bao giờ cũng khổ tâm khi cần phải dùng sức mạnh để bắt
người ta tuân phục mình, phải đàn áp những người đang tìm
cách thoát khỏi sự đô hộ của ngoại quốc, nhưng rồi vẫn cứ
phải làm…”

Tôi đã nhiều lần nhắc lại cho các ông chức sắc ở các địa
phương rằng, dù cho có làm gì hay gì đi nữa thì bao giờ tôi
cũng sẽ đi xa hơn họ; rằng nếu họ xấu thì tôi sẽ càng xấu
hơn; rằng họ sẽ thấy tôi đúng như bản chất của chính họ. Tôi
nghĩ rằng, trong tình thế chúng ta là những kẻ đi chinh phục
có một việc cần phải nói và phải làm: ‘luôn luôn giữ thế
thắng đối với những kẻ bị trị, luôn luôn vượt lên trước họ trên
con đường họ đang theo.’”

(2)

Đó chính là lý do của nhà tù khổ sai nổi tiếng Côn Đảo: nó bắt

đầu nhận những người “lưu trú” của nó. Đó cũng là lý do tồn tại của
hệ thống kênh rạch của Duperré; nó cho phép săn đuổi những người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.