BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 310

Vì những lẽ đó mà các giới chính quyền Paris quyết định chấm

dứt luôn chế độ các ông “Đô đốc-cầm quyền”. Các ông Đô đốc
là những quân nhân, họ quen thói chỉ huy nhưng chưa bao giờ được
đào tạo để trở thành những người cai trị cả. Với tư cách là “ông chủ
sau Chúa trời”
trên tàu của họ, họ dễ có thói quen tưởng mình cũng là
“ông chủ sau Chúa trời” trên mảnh đất thuộc địa luôn.

“… Các cơ quan ở Paris tuyên bố đã đến lúc xứ Nam kỳ phải
bước sang giai đoạn tách rời nước bị chinh phục, khỏi tình trạng
thuộc địa và chế độ đặc biệt pháp lý thông thường, nghĩa là nó
phải được cai trị theo các nguyên lý của thời đại.Cần phải
đồng hóa người Việt Nam với người Pháp, vậy thì phải khẩn
trương làm cho họ tiến bộ mau chóng trên con đường văn
minh, làm cho họ quen lần với tư tưởng của chúng ta, đạo lý
của chúng ta, kỹ nghệ của chúng ta, kiến thức khoa học và kinh
tế của chúng ta. Từ đó, vấn đề đặt ra là kết hợp một cách
nghiêm túc nhân dân thuộc địa chúng ta để họ tự làm lấy công
việc của họ, bằng cách mở rộng hệ thống đại nghị, đã được áp
dụng cho thành phố Sài Gòn.”

Đây không còn là vai trò của một chánh phủ quân sự nữa. Ngày

13/5/1879, Le Myre de Vilers, Vụ trưởng Vụ Dân sự và Tài chánh tại
Algérie, được cử làm thống đốc Nam kỳ.

Vậy là rốt cuộc, người ta có một nhà cai trị “giỏi”, đã từng có

những thành tích tốt đẹp. Họ cử ông ta sang Nam kỳ để làm cho
mảnh đất thuộc địa trẻ này, cuối cùng cũng được đồng hóa, được
tiến bộ nhanh trên con đường văn minh, hưởng những tư tưởng, đạo
lý, công nghiệp, trí thức. Nhân dân thuộc địa xiết bao phấn khởi,
theo những nguyên lý tuyệt vời này. Than ôi! Kết quả còn lâu mới
đáp ứng nổi những ước vọng này!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.