gần như hầu hết người Pháp ở thuộc địa đều là công chức: Hội
đồng Thuộc địa không ngừng tăng lương và cho họ đủ mọi quyền
lợi; những người Pháp khác là thực dân và thương gia: Hội đồng
Thuộc địa cung cấp cho họ những thị trường ngoài sức tưởng tượng,
mà mục đích duy nhất là giúp chúng làm giàu.
Paul Doumer, toàn quyền Đông Dương mô tả như sau tình hình
xứ thuộc địa này lúc ông vừa bước chân tới, năm 1897:
“Năm 1897, trong số nhiều nhất là 2.000 công dân Pháp ở
tại Nam kỳ, người ta tính được 1.500 người sống vì ngân sách,
và trong 500 người Pháp còn lại, một số không phải không có
những mối liên hệ với công tác nhà nước. Vậy là trên một dân
số ba triệu người, số cử tri không đến hai nghìn và ba phần
tư số cử tri này là công chức nhà nước. Đó cái mà người ta gọi
là ‘phổ thông đầu phiếu’ là như vậy!
Đại số đó những nhân viên ăn lương nhà nước bầu một đại
biểu của Nam kỳ vào Hạ nghị viện; họ cử ra Hội nghị Lập pháp
của thuộc địa, Hội đồng Thuộc địa. Người ta có thể phản kháng
rằng trong Hội đồng này có những thành viên người An
Nam, những đại biểu của Phòng thương mại và Hội đồng tư
vấn. Thực tế thì những thành viên được cử tri đoàn Nam kỳ
bầu ra là những “ông chủ” của hội đồng; còn những nhóm
khác chẳng qua là những kẻ để làm theo và họ đã cúi đầu tuân
phục, một lời kêu ca không dám. (…) Quyền năng của Hội
đồng Thuộc địa mà trước nó ông thống đốc cũng phải cúi
đầu là một quyền năng tuyệt đối, bởi lẽ một mặt, vì nó có
một đại biểu tại Quốc hội, có nghĩa là có ông Bộ trưởng cùng
đồng lõa, và mặt khác là nó được quyền sử dụng các tài
nguyên của xứ thuộc địa, bởi vì ngân sách do nó biểu quyết.
Người ta có thể nắm được cái ‘đẹp’ của hệ thống tổ chức này: