Có những lúc khác, không phải là tất cả mọi thành viên của Đại
hội sống bằng ngân sách mà bao giờ cũng có một đa số
sống bằng ngân sách.
“(…) Các cử tri không thể là những kẻ duy nhất được hưởng lợi
của chế độ, mà chính những người được bầu cũng có quyền
hưởng cái phần của họ. Cho cả hai loại người ấy, dân bản xứ
cứ việc im lặng mà chấp nhận; người ta không cần hỏi ý kiến
họ.”
Và Doumer kết luận: “Vậy là tại chính đất nước mình, người An
Nam không phải là công dân và không được bỏ thăm bầu cử!”
Hội đồng Thuộc địa không ngần ngại bắt người Việt Nam ở
Nam kỳ phải chịu những khoản chi tiêu không thuộc trách nhiệm của
họ. Chẳng hạn ngày 10/12/1881, hội đồng họp theo lệnh triệu tập của
Le Myre de Vilers, đã biểu quyết một khoản “tạm ứng” để thanh
toán cho Tây Ban Nha số nợ liên quan đến cuộc viễn chinh Pháp -
Tây Ban Nha đã được quy định trong Hiệp ước 1874. Điều đó chẳng
liên quan gì đến Nam kỳ chút nào cả, nhưng nó cho phép Pháp nghĩ
đến việc chiếm đóng Bắc kỳ mà không sợ điều gì khó khăn từ
phía người bạn cùng cánh với mình xưa kia. Ngoài ra, Hội đồng còn
cấp một số tiền hàng năm là 170.000 francs cho các hội truyền
giáo Campuchia và Nam kỳ, làm kinh phí thờ phượng.
Những ví dụ như trên đây đâu phải là trường hợp ngoại lệ: Hội
đồng Thuộc địa được người ta đề cao, ca ngợi như một biểu hiện
chân chính Việt-Pháp đề huề, đang chà đạp, dày xéo nhân dân
bằng hàng trăm thứ thuế, làm lợi cho bọn chiếm đóng. Chính Le
Myre de Vilers đã tuyên bố:
“Xứ thuộc địa phải chịu toàn các khoản chi tiêu cho hành chánh
dân sự; trả nợ về chủ quyền quân sự (ba triệu) và trả một số