Trong tất cả các thuộc địa Pháp, sau Algérie mà có lẽ đúng
hơn là ngang hàng với Algérie, Nam kỳ là thuộc địa quan trọng
nhất về mọi phương diện. Chánh phủ Nam kỳ vừa đem ra
nghiên cứu một dự án kết hợp lại, dưới một chế độ quản lý
chung, các đại lý độc quyền thuốc phiện và rượu gạo ở
Campuchia và ở Nam kỳ. Nam kỳ thật sự có 1.582.202 dân, với
99 đồn bót quân sự. Năm 1879, tổng thu nhập lên đến
19.657.900 francs. Ngoài việc ngân sách địa phương phải chịu
bao nhiêu khoản mà ở các nơi khác ngân sách chính quốc phải
chịu, Nam kỳ còn phải nộp cho chính quốc một số tiền trả
định kỳ hàng năm là 2.200.000 francs. (...)
Lần đầu tiên, danh sách bầu cử của toàn Nam kỳ năm nay
được thành lập với con số 1.142 cử tri. Nên cho cuộc phổ thông
đầu phiếu của người Pháp cái quyền cử người đại biểu của
Nam kỳ; về sau có thể kêu gọi đến lá phiếu của người bản xứ,
sau một nghiên cứu đặc biệt. Trong lúc chờ đợi, một mình cái
‘yếu tố’ người Pháp cũng đủ để có quyền đại diện trực tiếp
để bầu một đại biểu (vào Quốc hội)...”
Bản thỉnh cầu này người ta không thể phủ nhận tầm quan trọng
cũng như tính xác thực do những người làm ra nó, chứng tỏ chánh
phủ chẳng quan tâm đến quyền lợi của người Việt Nam chút nào và
Hội đồng Thuộc địa có một vai trò như thế nào khi đặt các đại lý
độc quyền thuốc phiện và rượu cồn lên hàng đầu các nhiệm vụ
của họ.
Và nó cũng xác định rất rõ ràng thế nào là “vị đại biểu của Nam
kỳ”.
Đại biểu đầu tiên, Jean Blancsubé, là người cổ vũ từ năm 1870
cho tiểu ban các cử tri Cộng hòa của Sài Gòn, rồi chủ tịch Hội đồng